Cẩm nang du lịch

Cẩm nang khám phá trọn vẹn Đền Hùng

18:32 - 05/11/2018
Khu di tích đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh là di tích lịch sử quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Khu di tích đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây vốn là đất đế đô của Nhà nước Văn Lang. Trong tâm thức dân tộc, vùng đất này được coi là vùng đất Tổ, là cái nôi và cội nguồn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đền Hạ

Ðền được xây vào thế kỷ 15. Tương truyền, đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Từ chân núi Hùng rẽ qua Ðại môn (cổng đền) leo qua 225 bậc thang xây bằng gạch lên đến đền Hạ và chùa Thiên Quang.

Đây cũng chính là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã trò chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Tam quan đền Hạ

Ðền Trung (Hùng Vương tổ miếu) 

Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá nữa là tới đền Trung. Tương truyền, nơi đây hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho Vua cha nhân dịp tết.

Đền được xây dựng vào thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XV bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất (-) 3 gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giang cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi. Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. 

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)  

Đền Thượng

Có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Tương truyền các vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ Thần lúa cầu mong cho mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh. 

Cổng vào Đền Thượng

Lăng Hùng Vương

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía Đông của đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái; tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng trong tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”.

Lăng Hùng Vương 

Đền Giếng

Đền Giếng còn có tên là Ngọc Tỉnh. Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai nàng là người có công dậy dân trồng lúa, trị thuỷ nên dân lập đền thờ.

Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18, đền được xây dựng lên trên giếng nên hiện nay giếng ở bên trong hậu cung của đền bốn mùa nước trong mát, không bao giờ cạn.

Đền Giếng 

Đền Tổ mẫu Âu Cơ

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ là một quần thể kiến trúc bao gồm: Đền chính thờ Mẫu Âu Cơ, nhà tả vu, nhà hữa vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan… được thiết kế theo phong cách xây dựng truyền thống, xen lẫn tính hiện đại. Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn: Cột gỗ có thớt đá kê, tường xây gạch mộc đỏ, mái đền có đầu đao cong vút như cánh chim Lạc, trụ biểu đá giống như cây bút đang viết lên trời xanh… cho nhân dân ta vừa cảm giác gần gũi với mẹ vừa thiêng liêng cao quý.

Trong Hậu cung đền đặt tượng Tổ Mẫu Âu Cơ được làm bằng đồng. Phía dưới đặt tượng Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá.

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ

Đền thờ Lạc Long Quân

Đền thờ Lạc Long Quân khởi công xây dựng năm 2007, tại đồi Sim, với tổng diện tích đất sử dụng là 13,79ha, khánh thành năm 2009, gồm các hạng mục: nghi môn, trụ biểu, nhà bia, đền chính (gồm tiền tế, đại bái, hậu cung), tả, hữu vu. Trong đền đặt tượng Lạc Long Quân, đúc bằng đồng, bệ tượng, lư hương được tạc bằng đá khối, họa tiết trang trí tinh xảo.

Đền Lạc Long Quân

Đền Hùng là nơi hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội đền Hùng là thể hiện hết sức cụ thể, sinh động và thiêng liêng truyền thống gắn kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam. 

Với những ý nghĩa to lớn đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ rước kiệu trong ngày giỗ Tổ

Hàng năm, vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) những người con đất Việt lại hành hương về Phú Thọ để tham dự lễ hội đền Hùng, bày tỏ lòng thành với tổ tiên, nguồn cội.

Ảnh: dulich24.com.vn

Tỉnh thành Phú Thọ

Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất tổ, cội nguồn của người Việt với nhiều di tích lịch sử.

Điểm đến Phú Thọ Xem thêm

Vườn quốc gia Xuân Sơn
Vườn quốc gia Xuân Sơn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Phú Thọ.
Cụm lộc vừng cổ 1.000 năm tuổi
Về xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, tìm hiểu về cụm cây lộc vừng cổ không người dân nào không biết. Cụm cây lộc vừng cổ...
Hùng Lô - nơi lưu giữ làng nghề truyền thống mì, bún lâu đời
Xã Hùng Lô, TP. Việt Trì, Phú Thọ từ lâu nổi danh với làng nghề làm bún, làm mì ngon được nhiều khách thập phương biết...
Đình cổ làng Vu Tử
Làng Vu Tử vốn là làng Việt cổ, có từ thời Hùng Vương dựng nước. Làng có tên Cổ Tục là Làng Tía (Kẻ Tía). Vu Tử là tên gọi của...
Toàn cảnh cây cầu đi bộ với kiến trúc tháp 7 tầng "độc nhất vô nhị" tại Phú Thọ
Cầu có chiều dài 178m, được xây dựng dạng vòm. Điểm nhấn của cầu là tháp 7 tầng, được xây dựng ở trụ giữa hồ, có mặt bằng hình...
Đồi chè Long Cốc đẹp mê hồn trong ánh bình minh
Đồi chè Long Cốc (Tân Sơn, Phú Thọ) được đánh giá là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam, chẳng kém cạnh bất cứ đồi chè nơi...
Hồ Ly "Tuyệt tình cốc" Phú Thọ
Phong cảnh hữu tình, đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh khiến hồ Ly được ví von như “tuyệt tình cốc” phiên bản ở Phú Thọ.
Khai trương tour du lịch đêm Đền Hùng ''Trở về cội nguồn - Linh thiêng đất Tổ''
Tối 12/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Hội Lữ hành Hà Nội khai trương tour du lịch đêm Đền Hùng "Trở về cội...
Làng cổ Hùng Lô - Nét đẹp bình dị
Làng cổ Hùng Lô (Phú Thọ) có rất nhiều di tích gắn liền với thời kỳ Hùng Vương. Đây là miền đất trù phú, giao lưu buôn bán phát...

Ẩm thực Phú Thọ Xem thêm

Xáo chuối Lâm Thao - Món ăn mang hương vị quê hương
Trong tâm hồn người Việt, món ăn truyền thống như một phần không thể tách rời. Khi xa quê, chính hương vị ấy lại khiến lòng người...
Bánh Đúc làng Dòng - Món quà quê đậm vị Đất Tổ
Đi dọc đất nước từ Bắc vào Nam, bánh Đúc là món ăn đã quá quen thuộc với bất cứ người dân Việt nào, được biết đến là một món ăn...
Đặc sản thịt chua của người Mường ở Phú Thọ
Thịt chua không chỉ là món ăn dân dã, mà còn trở thành đặc sản của đồng bào Mường được nhiều thực khách ưa chuộng.
Nhất Kinh kỳ, nhì Bợ Bạt
Nói về nghề làm tương, nếu Nghệ An nổi tiếng với tương Nam Đàn, Hưng Yên với tương Bần thì Phú Thọ có tương làng Bợ. Chẳng thế mà...
Đến lễ hội Đền Hùng, nếm đặc sản thịt chua Thanh Sơn
Đến với Lễ hội Đền Hùng 2019, du khách không chỉ được hòa mình trong không khí linh thiêng của ngày giỗ Tổ, mà còn được thưởng...
Những sản vật tiến vua nức tiếng đất Phú Thọ
Với đặc thù là vùng đất Tổ, Phú Thọ nổi danh với những sản vật tiến Vua nức tiếng một thời.
Điểm danh những đặc sản nức tiếng đất Tổ
Nếu có dịp đặt chân đến Phú Thọ, du khách đừng bõ lỡ cơ hội nếm thử những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Tổ.

Trải nghiệm Phú Thọ Xem thêm

Sự quyến rũ riêng có của bản Cỏi
Nép mình dưới những dãy núi đá vôi hùng vĩ, bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được ví như một viên ngọc thô lấp...
Vườn cây nghệ thuật di sản 300 tỷ độc nhất vô nhị tại Việt Nam
Đến thời điểm hiện tại, chủ nhân của vườn cây này đã bỏ ra khoảng 300 tỷ đồng để sưu tầm những cây cảnh có giá trị.
Về Phú Thọ tắm suối khoáng nóng Thanh Thủy
Chỉ cách Hà Nội hơn 1h lái xe, suối khoáng nóng Thanh Thủy là một điểm đến lý tưởng vào cuối tuần.

Cẩm nang du lịch Phú Thọ Xem thêm

Thêm một địa điểm lý tưởng để cha mẹ đưa con đi chơi cuối tuần, chỉ cách Hà Nội 120km
Nếu cha mẹ đang tìm một địa điểm vui chơi không quá xa Hà Nội, có nhiều hoạt động thú vị cho trẻ tham gia thì đây chính là điểm...
Những điểm đến không thể bỏ qua ở Phú Thọ dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, khách du lịch cũng có thể khám phá những địa danh nổi tiếng khác như đền Quốc Mẫu Âu Cơ, vườn...
3 điểm đến thú vị dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Dịp Giỗ tổ Hùng Vương năm nay, người lao động được nghỉ 3 ngày - khá thích hợp để du lịch ngắn ngày. Nếu bạn ở miền Bắc, đừng bỏ...
Cẩm nang khám phá trọn vẹn Đền Hùng
Khu di tích đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh là di tích lịch sử quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Ghé thăm 5 địa danh hoang sơ tuyệt đẹp tại Phú Thọ
Phú Thọ không chỉ có đền Hùng, mà còn có những địa danh hoang sơ, kỳ bí, đẹp tựa những bức tranh thủy mặc.