Tin tức

“Nâng cấp” môi trường du lịch nhìn từ vụ “chặt chém” du khách Nhật

06:59 - 09/08/2019
Những du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, hẳn họ đã được nghe những điều tốt đẹp về đất nước mình, vậy thì hãy làm thế nào để cho họ có được sự nguyên vẹn của điều tốt đẹp đó.

Câu chuyện về cụ Oki – 83 tuổi (du khách người Nhật) bị người đạp xích lô “chém” 2,9 triệu đồng ở TP Hồ Chí Minh đang lan truyền khá nhanh trên mạng xã hội. Dù sau đó người đạp xích lô bị bắt và có lá thư xin lỗi, nhưng để lại phía sau một thực tế đáng buồn là vấn nạn chặt chém trong ngành du lịch vẫn nhức nhối.

Đây không chỉ là “câu chuyện đầu tiên” về cái gọi là chặt chém khách du lịch, mà từ lâu, những thói lừa đảo, ép giá, chặt chém khách nước ngoài, thậm chí là khách trong nước không còn là chuyện lạ đối với một số bộ phận những người bán hàng tại những điểm du lịch, diễn ra hầu hết ở các địa phương.

Người Việt Nam xin đừng làm xấu hình ảnh đất nước mình trong mắt bạn bè quốc tế

Hẳn chúng ta còn nhớ chuyện một vị khách nước ngoài khi đến thăm Hà Nội đã bị lừa phải mua một túi bánh rán nhỏ với giá 700.000 đồng. Hoặc, có người đàn ông Hàn Quốc choáng vì đi chuyến xe bus 600.000 đồng  thay vì 5.000 hay 7.000 đồng trong ngày đầu tới Hà Nội. Rồi, đĩa trứng xào 500.000 đồng, bát cháo giá 400.000 đồng ở Nha Trang chẳng hạn..v..v.

Trở lại với chuyện về cụ Oki, dư luận bất ngờ trước phản ứng của cụ khi thể hiện sự nghiêm khắc với bản thân mình, luôn nhận phần trách nhiệm về mình. Từ đầu đến cuối, ông đều nhận lỗi về mình, khi biết gia cảnh người xích lô đó cũng không khá giả, ông cụ hoàn toàn không muốn đòi lại số tiền mình bị cướp đi. Dù nói một lời nào, ông cụ Oki đều nói: “Lỗi tại tôi, là do tôi không hỏi giá trước”.

Nhân đây, hẳn ai đó sẽ liên tưởng đến một tính xấu của người Việt đó là thói quen đổ lỗi. Với bản tính của mình, khi có bất cứ sự vụ nào xảy ra, người Việt thường không có can đảm nhận trách nhiệm, không dám thừa nhận sự thật, mà cứ quanh co đổ lỗi trước đã, bao giờ cùng đường, không lối thoát mới chịu thua.

Nói thẳng ra, xét riêng ở môi trường du lịch thì chuyện chặt chém du khách của người làm nghề đạp xích lô kia suy cho cùng nó chỉ là biểu hiện của một trong số nhiều thói xấu của người làm dịch vụ, kinh doanh ở các điểm du lịch. Nào là chặt chém, lừa đảo, nào là đeo bám khách… cho đến thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn về sinh môi trường chung. Tất cả tạo lên một khung cảnh nhếch nhác, khó chịu nhất định cho ngành “công nghiệp không khói”.

Chính những điều đó khiến cho du lịch tại Việt Nam đang chứng kiến những sự mất thu hút nặng nề, nên đang có hiện tượng “chảy máu du lịch”. Tức là, đang có tình trạng người dân dần từ bỏ du lịch trong nước, để chuyển sang du lịch quốc tế.

Du khách tham quan lăng Bác tại Hà Nội. Ảnh: Tiến Sỹ

Xin được dẫn ra một con số được chính các công ty du lịch Việt Nam cung cấp, thông báo trong dịp lễ gần nhất là dịp 30/4 vừa qua: Tour đi Huế – Quảng Bình – Quảng Nam – Đà Nẵng 5 ngày, ở khách sạn 4 sao có mức 8 triệu đồng/khách. Trong khi đó, cũng thời gian này, tour đi Thái Lan lịch trình Bangkok – Pattaya, ở khách sạn 3 sao, tặng vé xem Nanta Show giá cũng khoảng 8 triệu đồng/khách; Tour Siem Reap – Phnom Penh 4 ngày, ở khách sạn 4 sao giá chỉ 4,99 triệu đồng/khách..v..v.

Đó là chưa kể đến thực trạng nhức nhối của cái gọi là “tour 0 đồng” thời gian qua. Nó không chỉ gây nhiễu loạn thị trường du lịch mà còn ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc phòng.

Tựu trung lại, bao nhiêu điều như sự vô trách nhiệm, chặt chém, giá cả, môi trường ô nhiễm, chất lượng dịch vụ kém nhưng giá cao, di chuyển khó khăn,… Toàn những lý do “muôn năm cũ” nhưng bao nhiêu năm rồi ngành du lịch Việt Nam vẫn chẳng thể thay đổi được.

Những điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và địa phương có thế mạnh du lịch nói riêng, gây tâm lý lo lắng và cảm giác không an toàn cho du khách.

Có thể nói, những du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, hẳn họ đã được nghe những điều tốt đẹp về đất nước mình, vậy thì hãy làm thế nào để cho họ có được sự nguyên vẹn của điều tốt đẹp đó. Với du khách nội cũng thế, người ta có yêu quê hương đất nước thì mới dành thời gian và chi phí để khám phá hết mọi miền tổ quốc, vậy thì hãy làm thế nào đó để nhân thêm tình yêu đất nước trong mỗi con người Việt.

Để “nâng cấp” môi trường du lịch, thiết nghĩ, chúng ta cần phải đẩy mạnh một số việc cần làm ngay như:

Một là: Phải phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý du lịch. Đặc biệt, niêm yết công khai giá dịch vụ, số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh về tình trạng “chặt chém” hoặc hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ…du khách.

Hai là: Kiên quyết xóa bỏ tình trạng buôn bán hàng rong để chèo kéo, đu bám du khách; có chính sách hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng này. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp lữ hành có hành vi móc nối với các địa điểm du lịch để “chặt chém”, ép buộc du khách phải sử dụng các dịch vụ.

Ba là: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự với du khách để xây dựng hình ảnh tốt đẹp về con người, đất nước Việt Nam.

Hải Đăng, enternews.vn

Tin tức liên quan

Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz
Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam và nhãn hàng Doppelherz

06/11/2023

Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...

Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?
Có gì ở Seoul Land – Công viên giải trí đầu tiên của Hàn Quốc?

09/10/2023

Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...

Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Ấn tượng Lễ Trao giải Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

19/03/2023

Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...

Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023
Nhìn lại 18 sắc màu trong đêm Chung kết Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

18/03/2023

Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...

Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc
Phiên chợ Vùng cao và những nét đặc trưng Tây Bắc

17/03/2019

“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...

Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội
Đắm say sắc trắng hoa sưa giữa trời Hà Nội

22/02/2023

Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.

Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023
Học sinh Hà Nội so tài nhảy đối kháng tại sàn đấu HBDC Konnect 2023

20/02/2023

Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...

Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia
Hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (Điện Biên) trở thành di tích quốc gia

31/03/2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...

Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Infographics: Người dân khi bị mắc COVID-19 sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

14/02/2023

Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...

Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria
Infographics: Toàn cảnh trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

10/02/2023

Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...

Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng
Hàn Quốc: Giới trẻ chạy theo trào lưu mua hàng xa xỉ theo người nổi tiếng

08/02/2023

Độ tuổi người tiêu dùng các nhãn hiệu cao cấp tại Hàn Quốc ngày một trẻ hóa khi hàng loạt thần tượng K-pop...

Lớp học nhảy miễn phí cho trẻ em vùng cao
Lớp học nhảy miễn phí cho trẻ em vùng cao

03/02/2023

Lớp học nhảy hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh vùng cao tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hoà,...