Trải nghiệm

Khoen On - Huội Quảng níu chân người

16:27 - 24/07/2019
Từ TP Sơn La sang phố núi Sa Pa theo quốc lộ 279, đoạn ngang bờ hồ thủy điện Huội Quảng, du khách khó cưỡng lòng mình trước cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và các bản làng đặc sắc thuộc xã Khoen On, huyện Than Uyên, Lai Châu.

Khi đặt chân đến Khoen On, chúng tôi đã không rời được thung lũng giữa hai dãy núi đá sừng sững cao hàng mấy trăm mét, kéo dài tít tắp soi bóng xuống mặt nước hồ thủy điện rất rộng, phẳng lặng và xanh trong này.

Phong cảnh hữu tình

Từ trên cao, phóng tầm mắt xuống chân núi, hệ thống ruộng bậc thang màu xanh nhạt của mạ non nhỏ dần như hình chiếc nón lá, phía trên là một ngôi nhà sàn gỗ xinh xắn trông như một bức tranh đẹp mơ màng.

Càng đi theo con đường gấp khúc ven hồ quanh các ngọn đồi, cảnh sắc miên man với hàng loạt bản làng nổi lên giữa những đám ruộng bậc thang nối từ chân núi lan dần ra mặt hồ... Tất cả nằm giữa vòng vây của dãy núi cao nhất xanh thẫm, tạo nên một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp.

Ông Lò Văn Tân, phó chủ tịch UBND xã Khoen On cho biết, trong xã hiện có khoảng 4.000 hộ dân thuộc ba dân tộc, nhiều nhất là người Thái, kế đến là người Khơ Mú và người Mông. Sẽ khá dễ dàng nhận ra sự khác biệt về đặc điểm cư trú của ba dân tộc ở thung lũng này.

Ven mặt nước hồ thủy điện là những ngôi nhà sàn gỗ nằm chênh chếch nhau trên các sườn đồi thấp, giữa các khóm tre tròn tỏa rộng. Đó là "tầng" của người Thái và người Khơ Mú, hai dân tộc thiểu số có một số đặc điểm văn hóa tương đồng. Còn cao lên phía đỉnh núi là địa bàn của người Mông với những con đường mòn dốc dựng đứng.

Thực ra, các bản làng Khoen On trước đây sống chủ yếu ven con suối Nạm Mu. Trong tiếng đồng bào vùng này, "nạm mu" nghĩa là con heo; người dân ở đây thông hiểu đặc điểm của vùng đất ven dòng suối nuôi heo thuận lợi hơn bất cứ nơi đâu nên nhà nào cũng tổ chức nuôi và cung cấp heo bản cho cả vùng.

Từ ngày lòng hồ thủy điện dâng cao thay thế dòng suối, người dân chuyển lên sống cao hơn, heo ở đây ít dần nhưng thay vào đó là rất nhiều các loài cá nước ngọt, có những con to như chú heo con.

Ngôi nhà sàn gỗ với kết cấu đặc trưng của người Thái ở Khoen On. Ảnh: Thái Lộc

Nhiều thứ để khám phá

Chúng tôi có một ngày khám phá bản On với hơn chục ngôi nhà của người Thái nằm hai bên dòng suối On, xen kẽ với mấy đám ruộng bậc thang. Ông Lò Văn Sương, nhà nằm cạnh khe suối, vừa trông thấy đã mời chúng tôi vào nhà với một khối thịnh tình.

Ông nói gia đình nào của người Thái bản On cũng vậy, "lòng rộng hơn nhà" nên khách cứ tự nhiên, không việc gì phải ngại. Tiếng Việt không mấy thuần thục, phần nào lơ lớ nhưng lối kể chuyện của ông dí dỏm, giàu hình ảnh nên rất hấp dẫn.

Theo ông Sương, tuyến "trekking" rất xứng đáng để khám phá ở bản này là ngược theo dòng suối On lên phía núi, theo chân những người đi hái măng, rau rừng hay khai thác mấy loại củ quả làm gia vị và làm thuốc. Bắt đầu từ mấy đám ruộng bậc thang của người Thái nằm hai bên suối, nếu chú ý sẽ khám phá được kỹ thuật xếp đá cuội làm tường ruộng bậc thang đặc trưng.

Càng lên cao theo suối đá sẽ đến lớp ruộng bậc thang của người Mông, nếu tinh ý sẽ nhận ra một vài khác biệt. Leo đến lưng chừng núi cao, ngoài những đám ruộng khô và rẫy ngô, những ngôi nhà Mông cũng khác xa so với nhà Thái bên dưới, nhà thấp hơn, kiên cố hơn để chịu được nắng, gió và rét cực đoan giữa các mùa.

Điều mà ông Sương tự hào hơn cả là ẩm thực "người Thái của mình". Cũng đúng thôi bởi trong các dân tộc vùng Tây Bắc, ẩm thực dân tộc này rất phong phú, được chế biến tinh tế, cầu kỳ.

Thực sự hấp dẫn là các loại rau, măng có rất nhiều ở vùng rừng này. Có khá nhiều loại hoa rừng, nhất là hoa ban nở đầu năm, được người dân khai thác làm món gỏi chua hương vị rất đặc biệt. Một trong những bí quyết của người Thái nơi đây chính là dùng nước ngâm lâu năm của một loại măng rừng, nấu lại cho cô đặc, dùng làm vị chua chính hoặc làm "chín" thịt và cá sống theo kiểu người miền xuôi dùng chanh, giấm hoặc mù tạt.

Theo nhiều người dân địa phương, dù là vùng núi rừng, nhưng tại bản On này thức ăn ngon nhất vẫn là cá. Hơn 10 năm nay, kể từ ngày có hồ thủy điện, cá ở đây càng nhiều, có những loại như cá trắm, cá chép sinh sôi trong lòng hồ lớn đến 5-7 kg, thậm chí có con nặng đến gần 20 kg.

Món "tuyệt chiêu" của người Thái là món cá nướng, người ta giã hành, tỏi, ớt, muối, thảo quả và rau "phac nam" (một loại rau mùi thân lá nhỏ, có gai, cả hương lẫn vị rất riêng) cho vào bụng cá rồi nướng trui trên than hồng, làm cho món ăn trở nên đặc biệt. Chỉ cần một lần nếm thử, bất cứ du khách nào cũng khen lấy khen để món cá nướng này, nhất là khi kèm vài ngụm rượu ngâm cây cứng lá, một loại cây thân gỗ hiếm trên các đỉnh cao của dãy Khoen On.

Theo tuoitre.vn


Tỉnh thành Lai Châu

Lai Châu
Lai Châu mang vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi Tây Bắc với địa hình hiểm trở.

Điểm đến Lai Châu Xem thêm

Sìn Hồ
Cách thị xã Lai Châu chừng 60km, Sìn Hồ là huyện vùng cao nằm chính giữa tỉnh.
Nà Khương
Nà Khương hớp hồn khách du lịch ở những guồng nước khổng lồ quay đều ngày đêm.
Pú Đao
Pú Đao từng được một tạp chí nước ngoài bầu chọn là “Bản người Mông đẹp nhất Đông Nam Á”.
Than Uyên
Than Uyên là một vùng thung lũng lớn khép kín giữa hai núi Phan Xi Păng và Púng Luông.
Dào San
Dào San ẩn chứa bao điều kỳ diệu, khiến cho du khách đã từng đặt chân tới đều hết sức ngỡ ngàng.
Thu Lũm
Thu Lũm xanh ngắt màu trời, màu cây lá và những thửa ruộng thấp thoáng miền cao.
Sì Lờ Lầu
Là nơi tận cùng của đất Lai Châu, Sì Lờ Lầu là địa danh làm thổn thức những du khách ưa khám phá.
Thác Tác Tình
Thác Tác Tình được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình giữa núi rừng Tây Bắc.
Sì Thâu Chải
Sì Thâu Chải là một bản nhỏ thơ mộng của người Dao với trên 60 hộ dân sinh sống.

Ẩm thực Lai Châu Xem thêm

Đặc sản gỏi cá dân tộc Thái Lai Châu
Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo để thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ....
Du xuân lên Sìn Hồ: Đừng bỏ lỡ món bánh bò dân dã mà thơm ngon của người Dao Khâu
Nhắc đến những món ăn dân dã ở các buổi chợ phiên nơi cao nguyên Sìn Hồ- Lai Châu, phải kể đến món bánh bò thơm ngon của người...
Lên Sìn Hồ ăn canh gà lá thuốc người Dao
Mùa xuân, khi những bông hoa đào, hoa mận bung nở khắp các bản làng vùng cao Sìn Hồ, Lai Châu, các mẹ, các chị người Dao nơi đây...
Hạt dổi rừng: Xứng danh "vàng đen" Tây Bắc
Hạt dổi rừng là một trong những loại gia vị đặc biệt thơm ngon và quý hiếm của người dân vùng cao.

Trải nghiệm Lai Châu Xem thêm

Điểm nhấn tour leo núi trong Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu
Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022 có chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố Lai...
Đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Putaleng
Những ngày này, trên đỉnh núi Putaleng, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, hàng nghìn cây đỗ quyên đã bung...
Mùa vàng trên Tả Lèng, Lai Châu
Tả Lèng được biết đến bởi có những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hoặc lòng người, đặc biệt khi đến Tả Lèng vào những ngày tháng...
Mùa Vàng trên vùng biên giới Sì Lở Lầu
Màu vàng tươi mới trên những thửa ruộng bậc thang báo hiệu một mùa bội thu của người dân xã biên giới.
Độc đáo tết cổ truyền của người Hà Nhì nơi đầu nguồn sông Đà
Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì ở các xã biên giới huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đầu nguồn sông Đà là dịp để bà con sum vầy, vui...
Rực rỡ chợ phiên San Thàng
Họp vào sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, chợ phiên San Thàng (TP.Lai Châu, tỉnh Lai Châu) luôn rực rỡ sắc màu bởi trang phục của...
Chinh phục đỉnh Putaleng, đắm say vẻ đẹp của khu rừng cổ tích
Rừng cổ tích Putaleng chờ đón những bước chân phiêu lưu, những con người ưa khám phá, thích mạo hiểm, yêu thiên nhiên, quý nét...
Mãn nhãn ngắm hoa đỗ quyên nhuộm đỏ đỉnh Pu Ta Leng
Đỉnh Pu Ta Leng (cao 3049m) luôn là điểm đến hấp dẫn đối với dân phượt. Đầu Xuân, hoa đỗ quyên nở đỏ ối dọc đỉnh núi Pu Ta Leng....
Vui Tết cơm mới cùng người Lự
Từ sau khi thu hoạch xong mùa màng đến trước Tết Nguyên đán chung của các dân tộc trên cả nước, người Lự ở Tam Đường, Lai Châu có...

Cẩm nang du lịch Lai Châu Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Bốn điểm đến Tây Bắc hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Thời tiết dịp 30/4-1/5 khá nắng nóng, vì vậy nhiều du khách đã chọn các điểm đến Tây Bắc – nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm để...
Việt Nam: 7 mốc biên giới đáng chinh phục
Các cột mốc biên giới sau thường nằm trong lịch trình chinh phục của các phượt thủ đam mê thử thách.
Top 10 đỉnh cao Việt Nam cho dân leo núi
Với địa hình chia cắt mạnh, Lào Cai và Lai Châu là 2 tỉnh có nhiều núi cao nhất Việt Nam.
Những điểm đến ấn tượng nhất đất Lai Châu
Lai Châu là vùng đất chứa đựng những vẻ đẹp tiềm ẩn để phát triển du lịch.