Văn hóa

Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

11:30 - 26/07/2019
Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện một số giải pháp nhằm đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống trong sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động chung của cộng đồng. Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội, đồng bào đã thay đổi thói quen mặc trang phục truyền thống...

Tại Lạng Sơn hiện nay, đa số đồng bào Tày không còn mặc trang phục truyền thống mà chủ yếu mặc vào dịp giao lưu văn nghệ, lễ hội, ngày Tết. Đối với một số nhóm dân tộc thiểu số khác như: Mông, Dao, Nùng… việc sử dụng trang phục truyền thống hằng ngày vẫn có tần suất cao nhưng chủ yếu là người cao tuổi. Điều đáng lo ngại là các nghệ nhân biết dệt và may trang phục truyền thống ít dần. Bên cạnh đó, nguyên liệu để thêu, dệt cũng ngày càng khan hiếm.

Trước thực trạng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo bảo tồn và phát huy trang phục dân tộc thiểu số. Tỉnh Lạng Sơn coi đó là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa. Theo đó, các cấp, ngành đã triển khai nhiều biện pháp nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về trang phục truyền thống dân tộc.

Nghệ nhân Liễu Thị Minh Thơ (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) luyện tập thực hiện nghi lễ then. Ảnh: Ngọc Tùng, TTXVN

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Phúc Hà, từ năm 2011 đến tháng 6/2019, ngành Văn hóa tỉnh đã lập hơn 3.200 phiếu kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (trong đó hơn 300 phiếu kiểm kê loại hình tri thức dân gian về trang phục dân tộc). Ngành đã tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh trang phục truyền thống các dân tộc thông qua việc tổ chức định kỳ Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc; Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch, thi trang phục dân tộc thông qua Liên hoan du lịch Mẫu Sơn…

Ngoài ra, ngành Văn hóa tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo, truyền dạy, phổ biến một số loại hình văn hóa dân tộc như làn điệu then, hát sli… kết hợp với mặc trang phục dân tộc khi biểu diễn. Trung bình mỗi năm, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh tổ chức 20 lớp truyền dạy, phổ biến dân ca trên địa bàn, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Nghệ sĩ Ưu tú Triệu Thủy Tiên, Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn dân ca tỉnh Lạng Sơn cho biết: Hội hiện có gần 1.000 hội viên và 50 câu lạc bộ hát dân ca. Khi tham gia câu lạc bộ, các hội viên đều tự may trang phục dân tộc truyền thống để phục vụ sinh hoạt và biểu diễn. Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn trang phục dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Công tác bảo tồn, phục dựng các lễ hội duy trì việc mặc trang phục truyền thống cũng được nhiều địa phương đẩy mạnh. Từ nhu cầu mặc trang phục đi chơi, dự hội, biểu diễn, nhiều địa phương đã chú trọng tới việc bảo tồn nghề dệt, may, thêu trang phục truyền thống như các xã: Hải Yến, Hòa Cư (huyện Cao Lộc); Quang Trung, Thiện Thuật (huyện Bình Gia)…

Chính quyền một số huyện cũng hỗ trợ may trang phục truyền thống cho học sinh ở các bậc học; đưa việc mặc trang phục truyền thống một số ngày trong tuần vào quy định bắt buộc của các trường để giúp giới trẻ làm quen với trang phục truyền thống của dân tộc mình. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo lưu trang phục truyền thống các dân tộc.

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch 117/KH-UBND về việc thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí dự kiến khoảng 35,3 tỉ đồng. Việc triển khai Đề án nhằm đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Ngọc Tùng, TTXVN

Tỉnh thành Lạng Sơn

Lạng Sơn
"Ai lên xứ Lạng cùng anh/Bõ công bác mẹ sinh thành ra em".

Điểm đến Lạng Sơn Xem thêm

Mẫu Sơn
Mẫu Sơn được biết đến là khu nghỉ dưỡng từ thời Pháp thuộc, nằm ở tỉnh Lạng Sơn.
Ải Chi Lăng
Với địa thế hiểm yếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành tự nhiên ngăn chặn các cuộc xâm lăng từ phương Bắc.
Thung lũng hoa Bắc Sơn
Với bạt ngàn hoa trên nền những dẫy núi đá vôi hùng vĩ, thung lũng hoa Bắc Sơn đã đẹp lại còn thú vị hơn với những trang trí mùa...
 Lên Mẫu Sơn
Chúng tôi lên Mẫu Sơn. Cảm giác từ trên cao nhìn xuống bốn bề núi non trùng điệp trong mây thật đặc biệt. Con đường dài trên 15...
Đền Tả Phủ - Lạng Sơn
Đền Tả Phủ nằm ở trung tâm phố chợ Kỳ Lừa thuộc phường Hoàng Văn Thụ được xây từ năm Chính Hòa thứ 4 (1683) thờ Tả đô đốc Hán...
Ghé thăm Di tích danh thắng Tam Thanh
Di tích Tam Thanh nằm trong quần thể di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc, là “Đệ nhất bát cảnh” trong...
Vẻ đẹp Bắc Sơn
Với những người yêu nhiếp ảnh và những người có đam mê du lịch thì cái tên thung lũng Bắc Sơn không còn xa lạ.
Để Lễ hội Gội đầu trở thành sản phẩm du lịch độc đáo
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những đời sống văn hóa tinh thần cùng những hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc...
Lạng Sơn: Điểm đến du lịch tâm linh trong dịp Tết Nguyên đán
Một trong những điểm hấp dẫn du khách đến với Lạng Sơn mỗi dịp Tết đến, Xuân về là các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn...

Ẩm thực Lạng Sơn Xem thêm

Đặc sản xứ Lạng nhất định phải thử
Vịt quay; phở chua; nem nướng Hữu Lũng; bánh ngải... là những đặc sản nhất định phải thử khi đến xứ Lạng.
Măng vầu xào thịt lợn hun khói - món ngon khó cưỡng của người Lạng Sơn
Người dân vùng cao Lạng Sơn chỉ cần vào rừng đào những búp măng nằm ẩn dưới lớp lá cây là đã có món ngon.
Ngon nức tiếng 5 đặc sản ở Lạng Sơn
Lạng Sơn không chỉ có núi non hùng vĩ, cảnh đẹp thơ mộng níu chân du khách. Nơi đây còn có những món ngon đặc sản, cũng chính là...
Bún ngô - Món quà ẩm thực Xứ Lạng
Nếu miến dong là tặng phẩm của đất Cao Bằng, bánh đa cua là đặc sản của Hải Phòng thì khi đến với Xứ Lạng, du khách có thể mua...
Lên Mẫu Sơn thưởng thức gà sáu cựa
Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cao hơn 1.500m so với mực nước biển, là xứ sở của mây, gió và sương mù quanh năm. Nơi đây không chỉ khí...
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài...
Đặc sản Lạng Sơn: Bánh áp chao ngày đầu đông lành lạnh tuyệt ngon
Bánh áp chao là một đặc sản có cái tên và hương vị lạ lùng khiến du khách ấm lòng ngày đông giữa phố phường Lạng Sơn tấp...
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài...
“Pẻng tải” - Món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày - Nùng
“Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng...

Trải nghiệm Lạng Sơn Xem thêm

Hấp dẫn trải nghiệm 'Lạng Sơn - Đêm huyền bí'
Bên cạnh tiềm năng du lịch tâm linh, du lịch mua sắm vùng biên mậu, tỉnh Lạng Sơn còn sở hữu hệ thống hang động đẹp, trong đó...
Chinh phục đỉnh Phia Po
So với những địa điểm nổi tiếng được giới trẻ đam mê trekking (loại hình thể thao leo núi) liệt kê vào danh sách "phải chinh...
Bắc Sơn rực rỡ mùa vàng
Cứ đến mùa lúa chín, thường tháng 7 và tháng 11 dương lịch hàng năm, cả thung lũng khoác lên một màu vàng óng, rực rỡ.
Ảnh: Ngỡ ngàng vẻ yên bình ở làng đá nơi biên giới xứ Lạng
Chìm trong không gian của đá, làng đá Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) mang vẻ đẹp nguyên sơ, yên bình nơi biên...
Lạng Sơn có thung lũng hoa lớn nhất Việt Nam
Được mở rộng diện tích gấp 5 lần so với năm 2017, Thung lũng hoa Bắc Sơn hiện có diện tích 20ha, là thung lũng hoa lớn nhất Việt...
Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn từ A đến Z
Làm thế nào để có một chuyến du lịch Lạng Sơn trọn vẹn? Hãy cùng tìm hiểu những gợi ý nhỏ sau đây:

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn Xem thêm

Những kinh nghiệm du Lịch Bắc Sơn – Lạng Sơn không thể bỏ qua
Bắc Sơn – “Quê hương cách mạng, quê hương anh hùng” là cái tên không xa lạ trong các trang sử sách lừng lẫy của dân tộc, là huyện...
Điểm danh 4 "Vạn Lý Trường Thành" nổi tiếng của Việt Nam
Không cần đi đâu xa, 4 địa danh được coi là "Vạn Lý Trường Thành Việt Nam" cũng đẹp mê hồn, đủ sức cho bạn những trải nghiệm khó...
Mẫu Sơn trắng xóa trong băng giá
Nhiệt độ sáng 31/12 tiếp tục xuống âm một, băng trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) kết dày hơn, tạo nhiều hình thù kỳ lạ.
Đến xứ Lạng, đừng bỏ qua những điểm dừng chân này
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, chỉ 1 câu ca dao mà đã nói lên nét đẹp của xứ Lạng.