Văn hóa

Đặc sắc lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

18:19 - 05/11/2018
Lễ hội Ok om bok và đua ghe ngo của đồng bào Khmer nằm trong số những lễ hội chính thu hút nhiều người tham dự.

Lễ Ok om bok còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ "Đút cốm dẹp" là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 10 âm lịch hàng năm.

Người Khmer xem Mặt Trăng là một vị thần điều tiết mùa màng trong năm. Vì vậy, họ lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Mặt Trăng. Vào đêm 15/10 khi trăng lên cao, mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ.

Trước tiên người ta cắm hai cây trúc và dùng lá dừa làm hình cái cổng vòm, trên cổng có giăng dây trầu gồm 12 lá tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau gồm 7 trái được chẻ vỏ ra như hai cánh con ong tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. Dưới cổng này đặt bàn bày các thức cúng như: dừa, chuối, khoai lang, khoai môn, bánh in và cốm dẹp là thức cúng không thể thiếu.

Cốm dẹp là món không thể thiếu trong mâm cúng lễ Ok om bok. Ảnh: Báo Lao động

Tối đến, mọi người ngồi chắp tay, hướng về Mặt Trăng để làm lễ. Khi Trăng lên cao, mọi người bắt đầu đốt nhang, đèn rồi mời một người cao tuổi, có uy tín nhất trong phum, sóc (làng, xóm) hay trong nhà để làm lễ.

Người chủ lễ khấn vái nói lên lòng biết ơn của con người đối với Mặt Trăng, xin Mặt Trăng tiếp nhận lễ vật và ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng tươi tốt… Sau lễ cúng, các em nhỏ trong nhà được gọi lên để làm lễ “Ok om bok” (Đút cốm dẹp).

Người chủ lễ gọi các em nhỏ lại đứng chắp tay về hướng Mặt Trăng rồi lấy cốm dẹp và một ít thức cúng khác đút vào miệng các em, còn tay kia vỗ nhẹ vào lưng và hỏi các em ước muốn gì. Người Khmer tin rằng, những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin và động lực của người lớn vào năm tới. Sau đó, mọi người vui vẻ quây quần ăn bánh trái, cốm dẹp, đợi đến sớm mai để xem đua ghe Ngo.

Lễ đút cốm dẹp. Ảnh: Báo Lao động

Hội đua ghe Ngo

Trong lễ hội Ok om bok, một trong những hoạt động sôi nổi được mọi người mong đợi nhất là Hội đua ghe Ngo. Ghe Ngo có chiều dài khoảng 22 đến 24 mét, ngang rộng 1,2 mét có từ 50 - 60 tay bơi. Trước đây, ghe Ngo là một loại thuyền độc mộc lớn, khoét từ thân gỗ tốt.

Ngày nay, không còn thân gỗ lớn để làm nên ghe Ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Chiếc ghe Ngo có mũi và lái đều cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe của mình.

Dưới lườn ghe, người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu để giữ thăng bằng, có tác dụng như đòn bẩy, đẩy ghe di chuyển nhanh trên mặt nước. Chiếc ghe Ngo được xem là tài sản quý giá và thiêng liêng của phum sóc, được bảo quản cẩn thận tại chùa. Hội đua ghe ngo thường được tổ chức ở Sóc Trăng, nhưng những năm gần đây còn diễn ra ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Thả đèn nước. Ảnh: dulichvietnam

Trong dịp Lễ hội Ok om bok - đua ghe Ngo, còn có nhiều hoạt động văn hóa thể thao truyền thống hấp dẫn khác của dân tộc Khmer như: cờ ốc, bi sắt, múa Răm Vong, Rong Leo...

Du khách còn được chiêm ngưỡng hình ảnh huyền ảo, lung linh của đèn nước, được hòa chung không khí của lễ hội mà người bản địa vui chơi suốt đêm.

Theo Dulichsoctrang.org

Tỉnh thành Bạc Liêu

Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh duyên hải vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau.

Điểm đến Bạc Liêu Xem thêm

Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu
Cánh đồng quạt gió khổng lồ trên biển là điểm nhấn mới đầy ấn tượng của du lịch Bạc Liêu.
Khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Về Bạc Liêu, đừng quên ghé thăm Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu - cha đẻ ca khúc "Dạ cổ hoài lang".
Chùa Xiêm Cán
Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.
Chùa Quan Đế
Ngôi chùa mang đậm lối kiến trúc văn hóa của người Hoa trên mảnh đất Bạc Liêu.
Chùa Ghositaram
Chùa Ghositaram, ngôi chùa theo Phật giáo Nam Tông rực rỡ nhất đồng bằng sông Cửu Long.
Cánh đồng muối Bạc Liêu
Hạt muối Bạc Liêu từ xưa đã nổi tiếng tại Nam Bộ, là sản phẩm gắn liền với những người đi khai phá vùng đất mới ven biển. Mùa làm...
Tháp cổ nghìn năm bí ẩn
Có niên đại từ thế kỷ 9, nhiều cổ vật trong lòng đất xung quanh tháp cổ Vĩnh Hưng ở Bạc Liêu đã phát lộ trong các lần khai quật...
Những ngôi nhà cổ trên đất nước Việt Nam
Những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm với kiến trúc cổ điển đã trở thành những giá trị di sản cần được bảo tồn. Có những...
Độc đáo ngôi chùa của chị Công tử Bạc Liêu
Được xây dựng theo lối kiến trúc Đông – Tây kết hợp, đan xen hài hòa tạo nên nét độc đáo của chùa Giác Hoa, Bạc Liêu. Đến tham...

Ẩm thực Bạc Liêu Xem thêm

Cá lóc nướng mía Bạc Liêu níu chân du khách
Một phần cá lóc nướng mía có giá 90.000 đồng, không chỉ được những chị em ưa ăn vặt lựa chọn mà còn là "mồi" nhậu ưa thích của...
Chỉ mặt điểm tên những món ngon đất Bạc Liêu
Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng là nơi câu vọng cổ đầu tiên được cất lên, mà còn có những đặc sản trứ danh thấy là mê.

Trải nghiệm Bạc Liêu Xem thêm

Về xứ “ăn chơi” Bạc Liêu tìm những dấu ấn đẹp
Xứ sở Bạc Liêu không chỉ có các giai thoại, nơi đây còn là sự pha trộn nền văn hóa độc đáo giữa người Kinh, Hoa và Kh'mer để bạn...
Dạo chơi ở Hồng Dân
Dạo gần đây, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, được nhiều người chọn đến trong hành trình khám phá miền Tây sông nước. Một vùng nông...
Bình lặng Bạc Liêu
Đến với Bạc Liêu, du khách không thể không tham quan "cánh đồng điện gió" Bạc Liêu - một trong mười điểm du lịch tiêu biểu của...
Chiêm ngưỡng những công trình kỷ lục Việt Nam tại quảng trường lớn nhất ĐBSCL
Quảng trường Hùng Vương đã trở thành địa điểm tổ chức các cuộc mít tinh, những sự kiện lớn của tỉnh, đồng thời là nơi vui chơi,...

Cẩm nang du lịch Bạc Liêu Xem thêm

Những điểm đến dịp Tết Dương lịch ở miền Tây
4 ngày nghỉ Tết Dương lịch là một cơ hội hiếm có để "xách ba lô lên và đi" khám phá các địa điểm du lịch miền Tây.