Văn hóa

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón lễ Kathina

16:53 - 17/10/2019
Trong những ngày này, đồng bào Khmer Sóc Trăng tại các phum, sóc đang đón lễ Kathina (còn gọi là lễ dâng y, dâng bông) sau ba tháng An cư kiết hạ (ẩn tu vào mùa Hè). Lễ Kathina được đồng bào Khmer tổ chức với nhiều nghi thức và lễ nghi thiêng liêng, trở thành một ngày hội lớn ở phum, sóc cho cả hai giới xuất gia (sư sãi) và tại gia (phật tử).

Một đám rước lễ Kathina của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Ảnh: Chanh Đa/ TTXVN 

Theo truyền thống, trong năm, cư dân của bổn sóc tại các chùa Khmer sẽ tổ chức lễ Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong tháng, trong khoảng thời gian từ ngày 15/9 đến 15/10 theo âm lịch Khmer, ngay sau mùa An cư kiết hạ. Các chùa sẽ ấn định cụ thể một ngày tổ chức lễ Kathina chính thức rồi thông báo cho phật tử trong phum, sóc biết để tiến hành.

Đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng tổ chức lễ Kathina nhằm cầu cho phum, sóc được bình yên, mỗi gia đình hưởng hạnh phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để đồng bào Khmer thành kính dâng áo cà sa, các vật dụng đến chư tăng, sư sãi sau ba tháng An cư kiết hạ.

Một đám rước Kathina, ngoài gia đình của Phật tử chủ lễ, còn luôn thu hút được nhiều cư dân bổn sóc tham dự. Ảnh: Chanh Đa/ TTXVN 

Trong lễ Kathina, có một quy định bắt buộc đó là việc dâng y chỉ được thực hiện tại các chùa có chư tăng nhập hạ và chỉ cúng dường đến đại chúng tất cả chư tăng chứ không dâng đến riêng một vị sư sãi nào. Điều này thể hiện ý nguyện hộ trì tam bảo, phụng sự giới pháp, câu thúc giới luật của người phật tử đối với tăng đoàn.

Vật phẩm được cư dân bổn sóc dâng lên sư sãi trong lễ Kathina. Ảnh: Chanh Đa/ TTXVN 

Lễ dâng bông, dâng y cà sa của đồng bào Khmer thường diễn ra trong hai ngày. Ngày đầu tiên diễn ra tại chùa, các sư sãi đọc kinh cầu nguyện để phum, sóc an lành, cầu phúc cho mọi người gặp nhiều may mắn. Ngày thứ hai, áo cà sa và các vật cúng dường khác được phật tử đặt vào mâm rồi đội lên đầu để tỏ lòng kính ngưỡng tam bảo, sau đó, đồng bào phật tử sẽ tổ chức một đám rước quanh phum, sóc và rước quanh chánh điện trước khi làm lễ dâng cà sa lên sư sãi.

Trước khi các vật phẩm được dâng lên chư tăng, sư sãi thì đám rước Kathina diễu 3 vòng quanh chánh điện để chứng minh công đức được viên mãn. Ảnh: Chanh Đa/ TTXVN

Để tăng thêm phần long trọng và vui nhộn, tạo sức hút cho đám rước Kathina, nhiều gia đình còn kết hợp thêm các loại hình nghệ thuật truyền thống vào lễ rước như múa Rô băm, biểu diễn trống Sa dăm… Hiện nay, khi đời sống kinh tế của đồng bào Khmer đã được nâng lên rõ rệt, thì lễ Kathina hàng năm tại các chùa luôn được tổ chức lớn hơn, mang đầy đủ nét văn hóa truyền thống hơn. Trung bình hàng năm, mỗi chùa có từ 3-5 đám rước.

Được tổ chức lễ Kathina là niềm tự hào và nguyện ước của mỗi gia đình người Khmer, thỏa niềm ước nguyện thành kính, sùng đạo của người Khmer với tôn giáo, bổn sóc, chùa chiền và với văn hóa truyền thống của dân tộc, luôn hướng con người đến với cội nguồn của cái thiện.

Với đồng bào Khmer, chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa bởi vì mọi hoạt động văn hóa tinh thần của cả cộng đồng người Khmer luôn gắn chặt với ngôi chùa./.

Chanh Đa/ TTXVN 

Tỉnh thành Sóc Trăng

Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, nơi cửa sông Hậu đổ ra Biển Đông.

Điểm đến Sóc Trăng Xem thêm

Chùa Dơi
Chùa Dơi là một trong những ngôi chùa cổ nhất và đẹp nhất ở Sóc Trăng.
Chùa Đất Sét
Bên cạnh Chùa Dơi, Chùa Đất Sét cũng được coi là một biểu tượng của thành phố Sóc Trăng.
Chợ nổi Ngã Năm
Chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng là một trong 6 chợ nổi độc đáo của Việt Nam.
Chùa Kh'Leang
Chùa Kh’Leang là ngôi chùa uy nghiêm, lộng lẫy ở Sóc Trăng, mang đậm phong cách kiến trúc Khmer.
Chùa Chén Kiểu
Gọi là chùa Chén Kiểu vì chùa được trang trí bằng những chiếc bát, đĩa bằng sành sứ cùng phong cách kiến trúc lạ.
Chùa Bốn Mặt
Nằm trong hệ thống những ngôi chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, chùa Bốn Mặt có lối kiến trúc độc đáo, được công nhận là di sản văn...
Chùa La Hán
Không chỉ là nơi thờ phượng, sinh hoạt tôn giáo, chùa La Hán còn thu hút nhiều du khách thập phương bởi vẻ đẹp thanh tịnh, tao...
Những ngôi chùa nổi tiếng
Mảnh đất Sóc Trăng, nơi miền Tây thương nhớ với những ngôi chùa độc đáo, người dân chất phác, hiền hòa, là điểm đến lý tưởng cho...
Cù Lao Dung: hòn đảo xanh
Cù Lao Dung mang vẻ đẹp bình dị của miền Tây sông nước, là hòn đảo xanh nằm ở cuối nguồn sông Hậu, đang dần trở thành điểm du...

Ẩm thực Sóc Trăng Xem thêm

Bánh ống lá dứa - món ăn dân dã 'kéo cả một bầu trời' ký ức ùa về
Được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với nước cốt dừa, lá dứa, đường, bánh ống là món ăn vặt quen thuộc ở nhiều tỉnh miền Tây như...
Lạc chân đến Sóc Trăng để thưởng thức đặc sản bún tiêu ngon khó cưỡng
Đến với Sóc Trăng mà bỏ qua món bún tiêu trứ danh, quyến rũ thì bạn đã lỡ mất một trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ đấy.
Thơm lừng bún vịt nấu tiêu
Tỉnh Sóc Trăng được xem là nơi làm ra món ăn nổi danh bún vịt nấu tiêu. Món này do người Hoa chế biến đầu tiên, theo dòng thời...
Ứa nước miếng thưởng thức trâu khô ngon trứ danh ở Sóc Trăng
Thịt trâu đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích bởi dễ chế biến, trong đó không thể không nhắc đến món khô trâu và thịt...
Bún gỏi dà: Món bún có tên "độc, lạ" nhưng "ngon hết xảy" ở miền Tây
Theo nhiều người dân ở Sóc Trăng, bún gỏi dà là một trong những món có cách chế biến khá đặc biệt nhưng nguyên liệu thì rất đơn...
Thơm ngon bánh kẹo hỉ người Tiều
Ai đã trót mê bánh pía thì ắt hẳn sẽ không thể nào quên được cái cảm giác ngây ngất khi thưởng thức loại bánh này.
 Bánh bầu - cái tên "lạ hoắc" trong làng bánh Việt: không ăn thử nhanh có ngày "tuyệt chủng"
Trong vô vàn cái tên bánh ở Việt Nam, bánh bầu dường như rất ít khi được nhắc đến.
Bánh khọt: món ăn dân gian Nam bộ
Đối với người dân Nam bộ, bánh khọt là món ăn khá quen thuộc và được nhiều người yêu thích - mỗi chiếc bánh nhỏ có hình tròn vừa...
Những đặc sản Sóc Trăng dân dã mà đượm tình
Ẩm thực Sóc Trăng là sự giao thoa tuyệt vời giữa 3 nền văn hóa Kinh – Hoa – Khmer tạo nên những món ăn đặc sắc. Có dịp đến vùng...

Trải nghiệm Sóc Trăng Xem thêm

Về xứ Cù lao được ví như “tiểu đồng bằng sông Cửu Long”
Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) là một huyện cù lao nằm ở cuối nguồn của dòng sông Hậu. Đây là một vùng đất khá đặc biệt, giàu tiềm...
Đường hoa kèn hồng tuyệt đẹp ở Sóc Trăng đến mùa khoe sắc
Những ngày này, nhiều người đổ về Trung tâm hành chính huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) để ngắm vẻ đẹp mê hồn của đường hoa kèn...
Chợ nổi Ngã Năm – Hương vị quê nhà
Nếu bạn cần tìm một chốn mộc mạc, giản dị đậm chất miền Tây thì đừng ngại ngần ghé thăm Chợ nổi Ngã Năm.
Sóc Trăng bình yên bên những ngôi chùa
Một miền Tây bình yên là những gì đang hiện hữu ở những ngôi chùa độc đáo tại Sóc Trăng. Những cái tên chùa Dơi, chùa Chén Kiểu,...
Đến Sóc Trăng đừng quên chợ nổi Ngã Năm
“Nếu bạn cần tìm một chốn mộc mạc, giản dị đậm chất miền Tây, tôi khuyên bạn về với quê tôi - Chợ nổi Ngã Năm”, đây là lời chàng...
Con đường 160 cây kèn hồng nở rực rỡ ở Sóc Trăng
Nhiều du khách và các bạn trẻ miền Tây đến check-in con đường hoa dẫn vào khu hành chính huyện Châu Thành.

Cẩm nang du lịch Sóc Trăng Xem thêm

Những con đường ngập sắc hoa ở Sóc Trăng
Vào những ngày này, đi trên nhiều tuyến đường ở TP Sóc Trăng, nhiều người rất thích thú khi được đi trên những con đường nở đầy...
Hướng dẫn đi du lịch Sóc Trăng
Sóc Trăng có hai mùa, mùa nào cũng thích hợp để đi du lịch. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây trước khi bắt đầu hành...
Phát triển du lịch sinh thái ven biển Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối nguồn sông Hậu, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là địa phương có nhiều sông nước, vùng ven...
Hòa mình với thiên nhiên tại 6 điểm du lịch sinh thái ở Sóc Trăng
Sóc Trăng không chỉ có những ngôi chùa đậm lối kiến trúc Khmer, tỉnh miền Tây này còn có nhiều điểm du lịch với vẻ đẹp thiên...