Văn hóa

Nét riêng trong tục cưới xin của người Thái Đen Tây Bắc

10:20 - 05/03/2020
Đồng bào dân tộc Thái Đen Tây Bắc quan niệm: con cái lớn lên xây dựng gia đình, dựng vợ gả chồng là việc quan trọng của đời người. Vì vậy, các thủ tục, đồ lễ trong cưới xin rất kỹ lưỡng, kỳ công và có nhiều nét rất riêng chỉ có ở đồng bào Thái.

Sau khi người con trai Thái Đen đã tìm hiểu kỹ càng người con gái mình yêu và được gia đình nhà gái nhất trí, nhà trai sẽ cho bà mối đến dạm hỏi. Bà mối (thường là người có uy tín, vợ chồng tâm đầu ý hợp, am hiểu về phong tục tập quán) mang trầu cau, kẹo bánh, 2 nải chuối, 2 bó mía đến đánh tiếng với nhà gái. Sau đó chọn ngày lành, tháng tốt, 2 bên gia đình cử đại điện đến gặp mặt trao đổi về việc hôn lễ cho đôi bạn trẻ gọi là (vay trai) do nhà trai đứng ra tổ chức. 

Đồ lễ cưới nhà trai mang đến nhà gái 

Ông Lù Văn Hặc ở bản Bó, Phường Chiềng an, thanh phố Sơn La cho biết: “Về việc cưới xin của người Thái, nhà gái ra điều kiện cho nhà trai sẽ làm bao nhiêu thì nhà trai chuẩn bị. Ví dụ nhà trai làm 8 lễ thì sẽ có 8 con gà kèm theo các gói muối, gói gừng, thuốc lào và các giọ cá giảng, ống thịt chua đủ bộ đi kèm.”

Nhà trai cũng sẽ nhờ mai mối đại diện hỏi ý kiến nhà gái về các điều kiện cho việc cưới xin. Như đồ lễ, nhà trai phải chuẩn bị châm cài búi tóc, 2 nắm  tóc độn, đôi tòng teng, nhẫn, đôi vòng bạc cho cô dâu, 1 đôi cho mẹ vợ (để đền đáp công sinh thành dưỡng dục). 

Ngoài đồ tư trang, còn có gói trầu cau, gừng, muối, thuốc lào được gói cẩn thận buộc lạt đôi. Tùy theo từng dòng họ mà làm lễ to hay nhỏ. Nếu dòng họ đông anh em họ hàng thì sẽ cho làm lễ to. Trong lễ sẽ có ít nhất 4, 6 hoặc 8, 10 cho đến 12 con gà, kèm với con gà có cá sấy khô, ống thịt chua. Đồ lễ được cho vào giọ. Giọ này được đan bằng cây tre (mạy bồng) một loại tre rất dẻo, trẻ thành lạt mềm và đan thành giọ, có nơi còn nhuộm lạt xanh đỏ cho đẹp. 

Tùy theo từng dòng họ mà lễ to hay nhỏ

Đại diện nhà gái nhận đồ lễ của nhà trai

Sau khi chuẩn bị xong đồ lễ bà con sắp vào cái bung và clếp (đồ dùng đan bằng tre của người Thái) mới, rồi mang sang bên nhà gái. 

Ông Quàng Văn Chức ở xã Chiềng Cang huyện Sông Mã cho biết thêm: “Người con trai trước khi đi cưới vợ phải chuẩn bị đôi bung, cái clếp để đựng đồ lễ, đan giọ để cho cá giảng, trứng và ống thịt chua. Tuỳ theo từng dòng họ, ví như họ Cầm hoặc dòng họ lớn thường làm lế to khoảng 12 lễ (tức là 12 ống thịt chua), còn các họ Quàng, họ Lò thì làm 8 lễ. Nhà gái ra điều kiện làm 8 lễ thì sẽ có 8 ống thịt chua và các đồ lễ đi kèm và được giao làm quà cho anh em họ hàng bên nhà gái."

Cùng với đồ sính lễ, nhà trai mang đến nhà gái làm lễ cưới một con lợn khoảng 100 kg, 100 cân gạo nếp, 60 lít rượu... Nhà gái sẽ mời anh em, họ hàng, bản trên mường dưới đến mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Trước khi về nhà chồng, cô dâu sẽ chuẩn bị quà tặng cho gia đình chồng như chăn đệm cho bố mẹ chồng, khăn piêu, gối cho cô, dì, chú bác bên chồng...

Vì thế, chị em phụ nữ Thái từ tuổi 12, 13 đã được các mẹ, các chị truyền dạy cho cách thêu khăn, dệt vải. Sau khi tổ chức cưới xong bên nhà gái, đôi bạn trẻ thành vợ chồng. Theo tục lệ ngày xưa người con trai sẽ ở rể bên nhà vợ 1 năm hoặc 2 năm đến khi có thể ra ở riêng sống tự lập. Nhưng phổ biến hiện nay là người Thái không còn ở rể, cưới xong có thể đón dâu ngay hoặc khoảng 10 ngày sau mới đón. 

Ông Lù Văn Hặc cho biết: "Cưới xong bên nhà gái, đến ngày nhà trai tổ chức đón dâu, nhà gái bàn giao con gái cho bên nhà trai. Từ ngày đó trở đi cô dâu trở thành người bên nhà chồng, nhập họ nhà chồng và có trách nhiệm với gia đình bên nhà chồng và ngược lại họ nhà trai cũng phải có trách nhiệm với cô dâu.”

Tục cưới xin của đồng bào Thái ngày nay được đơn giản hoá, không còn cầu kỳ như trước. Những tập tục không còn phù hợp với cuộc sống hiện nay dần dần được bà con xoá bỏ, nhưng vẫn giữ được những bước cốt lõi nhất của tục này và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bà con cho rằng con gái sinh ra được cha mẹ nuôi nấng, lớn khôn đi lấy chồng thành người của nhà chồng, chàng rể phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với gia đình vợ để đền đáp công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nên khi bố mẹ vợ đến thăm con rể, con gái luôn được tôn trọng ngồi mâm trên và đặt trước mặt 2 chén rượu ngon, tục lệ này có từ xa xưa vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Đây vừa là nét văn hoá riêng có, vừa mang ý nghĩa nhân văn kết nối thông gia, tôn trọng lẫn nhau, cùng vun vén cho con cháu cuộc sống văn minh, gia đình hạnh phúc./.

Lường Hạnh/VOV Tây Bắc

Tỉnh thành Sơn La

Sơn La
Sơn La nổi tiếng với thị trấn Mộc Châu, nơi đoàn quân "Tây Tiến" từng đi qua.

Điểm đến Sơn La Xem thêm

Mộc Châu
Mộc Châu có những đồi chè xanh, những cao nguyên tràn đầy nhựa sống, được ví như Đà Lạt của Tây Bắc.
Tà Xùa
Cách Hà Nội khoảng hơn 200 km, Tà Xùa trở thành điểm đến của các bạn trẻ yêu thích những khung hình đẹp như mơ.
Đỉnh Pha Luông
Pha Luông, “nóc nhà của Mộc Châu” là nơi mây trắng thường xuyên ôm đỉnh núi.
Di tích nhà tù Sơn La
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 để giam cầm các chiến sĩ cộng sản yêu nước.
Ngọc Chiến
Nằm ở độ cao hơn 1800m so với mực nước biển nên Ngọc Chiến có khí hậu quanh năm mát mẻ.
Mường La
Mường La là nơi hội tụ của hơn 20 công trình thủy điện lớn nhỏ trên các dòng suối Chiến, Nậm Mu.
Nhà máy thủy điện Sơn La
Nhà máy thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trên dòng sông Đà.
Nà Ka
Có thể nói Nà Ka là một trong những thung lũng mận đẹp nhất của Mộc Châu.
Hang Thẩm Tét Toòng
Thẩm Tét Toòng là một hang đá ăn sâu vào thân núi, bên trong thang đá lung linh thạch nhũ.

Ẩm thực Sơn La Xem thêm

Độc đáo vùng đất nông sản bên dòng Đà Giang
Hơn 200 mặt hàng nông sản đặc trưng và sản phẩm chủ lực của huyện Mường La (Sơn La) vừa được trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu...
Nhót - Món ăn chua khoái khẩu của người Thái Sơn La
Nhót là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng cao Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Cây nhót mọc um tùm, nhiều lá,...
Trứng kiến - Món ăn dân dã của đồng bào Thái
Hàng năm, tầm tháng 3 Âm lịch (tức tháng 4 Dương lịch) trở đi, khi mặt trời đỏ rực, bà con người Thái bắt đầu vào mùa làm nương...
Lên Sơn La khám phá món ăn đặc sản từ hoa ban
Hoa ban không chỉ mang vẻ đẹp tinh khiết, tượng trưng cho núi rừng hoang sơ mà qua bàn tay chế biến khéo léo của người Thái ở Sơn...
Nộm gà tía tô - Món ngon trong mâm cơm ngày Tết của người Dao Tiền
Mùa xuân, khi những bông hoa đào hoa mận bung nở khắp các bản làng là lúc các mẹ, các chị người Dao Tiền ở Sơn La lại tất bật...
Thơm ngon thịt lợn muối chua ngày Tết của đồng bào Dao Sơn La
Trong mâm cơm ngày Tết của đồng bào Dao Tiền ở Sơn La, thịt lợn muối chua là món ăn không thể thiếu và được bà con chuẩn bị từ...
Độc đáo ẩm thực Sơn La
Xôi ngũ sắc; canh vón vén đuôi bò; tau pho; “tôm bay” Phù Yên; chẩm chéo... là những món ăn độc đáo của ẩm thực Sơn...
Hương vị thơm ngọt nức tiếng của món bê chao Mộc Châu
Từ vùng đất Mộc Châu này, món bê chao nức tiếng đã lan tỏa khắp Việt Nam làm thành món ăn phổ biến, mới nghe tên đã cảm nhận được...
Nộm hoa ban, món ngon giản dị của người Thái Sơn La
Hoa ban là một trong những đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào dân tộc, đặc biệt là người...

Trải nghiệm Sơn La Xem thêm

Nét đẹp say lòng du khách nơi cửa ngõ Sơn La
Những bản làng ẩn hiện trong làn sương, thác nước, nương chè uốn mình bên sườn núi, phiên chợ vùng cao rộn rã tiếng cười... bức...
Hoa ban Sơn La khoe sắc thu hút du khách
Đúng hẹn những ngày tháng 3, từng cánh hoa ban e ấp hôm nào đã bung nở, khoe sắc giữa núi rừng, làm say lòng người con quê hương...
Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào Mông ở Mộc Châu
Từ ngày 26/11 Âm lịch, người Mông ở Mộc Châu, Sơn La đã bắt đầu nghỉ làm nương rẫy để mua sắm chuẩn bị cho Tết truyền...
Ngỡ ngàng vẻ đẹp những tuyến đường Sơn La khi hoa ban đua nở
Dọc theo các tuyến đường đến thành phố Sơn La, du khách không khó để bắt gặp những rặng hoa ban đang đua nở khoe vẻ đẹp giản dị...
Pu Nhi Farm - Điểm đến du lịch hoang sơ, đầy hấp dẫn trên cung đường Tây Bắc
Thời gian qua, huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó đẩy mạnh công tác...
Sắc màu thổ cẩm ở phiên chợ Pà Cò
Trên cung đường đến với Mộc Châu (Sơn La), du khách đừng quên ghé qua phiên chợ Pà Cò họp duy nhất 1 lần trong tuần vào ngày chủ...
Đông đảo du khách đến Mộc Châu sau khi nới lỏng giãn cách xã hội
Sau những ngày nghỉ dài do dịch Covid-19, đông đảo du khách đã lựa chọn Khu du lịch quốc gia Mộc Châu là điểm đến trải nghiệm,...
Hoa chuông vàng khoe sắc nơi phố núi Sơn La
Mỗi dịp tháng 3, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) lại được tô điểm sắc màu rực rỡ của sắc hoa chuông vàng.
Du khách nườm nượp check-in rừng cao su mùa lá rụng
Những ngày gần đây, nhiều du khách thập phương đổ về rừng cao su, thuộc bản Un (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) chụp...

Cẩm nang du lịch Sơn La Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Sắc trắng tinh khôi gọi xuân về trên cao nguyên Mộc Châu
Những ngày này, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang khoác lên mình sắc trắng tinh khôi của những triền hoa mận. Một khung cảnh...
Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu dịp 30/4 - 1/5
Tháng 4, tháng 5 là khoảng thời gian hoàn hảo để du lịch Mộc Châu. Du khách sẽ thấy cao nguyên phủ một màu xanh bất tận cùng...
Địa điểm du lịch Tết Nguyên đán 2020
Tết vốn là dịp để mọi người quây quần bên nhau, sum họp gia đình. Nhưng với nhiều gia đình bây giờ Tết là để vui chơi, để du...
Chia sẻ hành trình 2 ngày 1 đêm tại Mộc Châu
Mộc Châu vốn không phải là một địa điểm xa lạ đối với những ai thích đi du lịch. Hãy khám phá hành trình 2 ngày 1 đêm tại đây...
Bắt tay phát triển du lịch cộng đồng
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú và nền văn hóa giàu bản sắc, du lịch homestay được xác định là một trong những thế mạnh của...
Du lịch Mộc Châu: điểm đến "gây thương nhớ" ngày Tết
Nếu bạn muốn ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên toàn cảnh Mộc Châu lúc hoàn thiện nhất thì hãy đi du lịch Mộc Châu vào những ngày...
Khám phá 3 đồi chè trái tim đẹp nhất Mộc Châu
Nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, người ta nghĩ ngay đến những đồi chè xanh mướt, bạt ngàn.
4 điểm ngắm hoa cải nở trắng trời tại Mộc Châu
Tháng 11, Mộc Châu chào đón bước chân người đến với những đồng cải bạt ngàn trắng muốt.