Văn hóa

Nghề đem lại hương thơm đặc trưng trong dịp Tết cổ truyền

13:08 - 09/12/2019
Đến làng hương cổ truyền Đông Khê, xã Hoằng Qùy, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) vào thời điểm này có cảm nhận như xuân đến sớm với mùi hương nồng nàn, ấm cúng cùng không khí nhộn nhịp, hối hả với nghề làm hương. Những mẻ hương đang được khẩn trương để chuẩn bị phục vụ vào dịp Tết cổ truyền Canh Tý 2020.

Từ bao đời nay, nén hương thơm vào những dịp lễ tết là một nét đẹp văn hóa quen thuộc của mỗi người dân Việt Nam. Hương không chỉ đơn thuần là sản phẩm tâm linh, nét đẹp văn hóa trong ngày lễ tết, mà hương cũng đã trở thành mặt hàng mang lại thu nhập cao cho người sản xuất trong dịp Tết. 

Đến làng nghề làm hương Đông Khê vào thời điểm này, có cảm giác như Xuân đang đến sớm với người dân nơi đây 

Với người dân ở Đông Khê, xã Hoằng Qùy, huyện Hoằng Hóa, làm hương vốn là một nghề truyền thống đã được lưu truyền bao đời nay. Đặc biệt, đây là thời điểm tiêu thụ lớn nhất trong năm với những đơn hàng chuẩn bị phục vụ nhu cầu dịp Tết cổ truyền Canh Tý 2020.

Người dân nơi vùng quê Đông Khê xem cây hương không chỉ là hồn quê, chứa đựng trong đó những nét tinh hoa được cha ông để lại. Hương còn là một nghề đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

Những người thợ đang miệt mài để cho ra những mẻ hương thơm 

Những ngày này, khắp các đường làng, ngõ xóm nơi làng nghề hương Đông Khê luôn phảng phất mùi hương nồng nàn, ấm cúng. Người lớn, phụ nữ, trẻ em ai cũng tất bật với công việc, bởi đây cũng là mùa làm ăn chính của họ.

Đây đó, những bó tăm hương đỏ rực được phơi dọc trong sân, ngoài ngõ của những hộ sản xuất hương trong làng, cảm nhận như Xuân đã đến sớm với làng hương Đông Khê. Các loại hương được làm chủ yếu là hương trăm, hương sào và hương thẻ.

Người dân làng Đông Khê vốn có truyền thống làm hương bao đời nay 

Trải qua bao đời nay, nghề làm hương ở Đông Khê với những thăm trầm, nhưng nghề làm hương tại Đông Khê vẫn luôn được duy trì và có những bước chuyển mình rõ rệt cả về chất lượng lẫn hình thức. Đến nay làng hương Đông Khê vẫn duy trì với hàng chục hộ làm nghề.

Ngày trước, những cây hương Đông Khê chủ yếu được người thợ làm thủ công. Nhưng 10 năm trở lại đây, những chiếc máy làm hương xuất hiện đã hỗ trợ trong các công đoạn làm hương. Một số hộ ở làng Đông Khê vẫn lưu truyền nghề làm hương bằng phương pháp thủ công.

Ngày trước, những cây hương Đông Khê chủ yếu được người thợ làm thủ công. Nhưng 10 năm trở lại đây, những chiếc máy làm hương xuất hiện đã hỗ trợ trong các công đoạn làm hương 

Nhìn những sản phẩm hương cho mùi thơm đặc trưng và que hương đơn giản, nhưng để cho ra được các sản phẩm hương, người dân Đông Khê có những công thức cũng như bí quyết riêng.

Gia đình ông Đoàn Văn Mậu (62 tuổi) đã có thâm niên bốn đời làm hương truyền thống tại làng Đông Khê. Gia đình ông Mậu cũng là một trong số ít những hộ còn lưu giữ lại nghề làm hương bằng phương pháp thủ công. Đây là thời điểm gia đình ông đang gấp rút chuẩn bị cho những đơn hàng phục vụ nhu cầu Tết nguyên đán Canh Tý 2020.

Gia đình ông Đoàn Văn Mậu (62 tuổi) đã có thâm niên bốn đời làm hương truyền thống tại làng Đông Khê 

“Trước kia hầu hết người dân trong làng đều sống bằng nghề làm hương. Làm hương bằng phương pháp thủ công rất vất vả nhưng đổi lại nó có một nét đặc trưng riêng, tạo nên những nén hương thơm đặc biệt. Từ khi có máy, nhiều gia đình chuyển qua mô hình mới. Gia đình tôi vẫn giữ lại cách làm hương thủ công”, ông Mậu chia sẻ.

Để cho ra những nén hương thơm đặc trưng bằng phương pháp thủ công đòi hỏi những người thợ phải tỉ mỉ, nhập tâm đến từng công đoạn.

Các loại hương được làm chủ yếu là hương trăm, hương sào và hương thẻ 

Theo chia sẻ của ông Mậu, với cách làm truyền thống, mỗi cây hương phải mất ít nhất 5 công đoạn. Đầu tiên là xử lý tăm hương. Nguyên liệu làm tăm hương được chọn từ thân cây vầu; vầu sau khi được lấy về sẽ được chẻ thành từng thớ nhỏ để tạo nên tăm hương.

Sau khi tăm hương được xử lý sẽ tiến hành dùng thuốc nhuộm chân tăm rồi phơi khô. Một công đoạn cũng không kém phần quan trọng để tại nên hương vị của cây hương là chạy nhựa. Thông thường, nhựa dùng làm hương là loại nhựa của cây trám trộn cùng bột than (than vừng, mía, lá chuối…) rồi đưa vào cối giã nát.

Tiếp đến là công đoạn tẩy tăm. Trước khi đưa vào chạy thuốc cho hương thì các tăm hương sẽ được tẩy bằng một lượt nhựa trám tẩm than.

Nhìn những sản phẩm hương cho mùi thơm đặc trưng và que hương đơn giản, nhưng để cho ra được các sản phẩm hương, người dân Đông Khê có những công thức cũng như bí quyết riêng 

Công đoạn cuối cùng là “chạy bài”. Những que hương sau khi hoàn tất sẽ được đưa vào máy chạy thuốc để tạo mùi thơm đặc trưng cho hương. Thuốc bài chính là loại bột mịn được chiết xuất từ cây bài, đây là loại cây đem đến hương thơm đặc trưng.

Những que hương sau khi chạy bài xong sẽ được đem ra phơi khô rồi đóng gói. Nếu gặp thời tiết mưa, hương sẽ được đưa vào các lò sấy khô. Lúc này, những cây hương đã bắt đầu có mùi thơm đặc trưng.

Để cho ra một mẻ hương tốt phải chú ý đến khâu chọn nguyên liệu. Hương liệu trước đây là rễ cây trầm, nhưng bây giờ, rễ trầm ngày càng khan hiếm nên người ta thường thay thế bằng rễ cây trám, rồi trộn lẫn với một số hương liệu khác tạo mùi thơm dễ chịu cho hương.

Hương không chỉ đơn thuần là sản phẩm tâm linh, nét đẹp văn hóa trong ngày lễ tết, mà hương cũng đã trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cao cho người sản xuất trong dịp Tết 

Nghề làm hương đòi hỏi sự tỉ mỉ nhưng cũng không vất vả như nghề nông, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, mang lại thu nhập khá cho người lao động và tranh thủ được nguồn lao động sẵn có trong gia đình.

Cũng chính vì vậy mà hương của làng Đông Khê không chỉ có mặt trong tỉnh mà còn vươn ra thị trường các tỉnh khác.

Đến làng nghề hương Đông Khê những ngày này, cảnh người trộn bột, người se hương, người phơi phóng tạo nên một không khí hối hả, nhộn nhịp. Mùi thơm nồng nàn của hương cho ta cảm giác như xuân đã đến sớm hơn với các hộ gia đình làm hương làng hương Đông Khê.

Duy Tuyên/dantri.com.vn

Tỉnh thành Thanh Hóa

Thanh Hóa
Thanh Hoá đa dạng với địa hình gồm 3 dạng chính: núi rừng, trung du, và đồng bằng ven biển.

Điểm đến Thanh Hóa Xem thêm

Pù Luông
Pù Luông, “thiên đường xanh của vùng đất Thanh hóa” một nét đẹp dung dị hòa quyện với mây trời.
Sầm Sơn
Sầm Sơn là một trong những bãi biển sầm uất nhất miền Bắc Việt Nam.
Suối cá thần Cẩm Lương
Suối cá thần Cẩm Lương có những đàn cá tập trung sinh sống với mật độ dày đặc, được người dân địa phương gìn giữ và tôn kính như...
Vẻ đẹp Hàm Rồng
Hàm Rồng trong chiến đấu và chiến thắng khẳng định thế đứng hiên ngang, đầy thách thức. Hàm Rồng trong yên lạc đang dệt nên khúc...
Dấu xưa Lam Kinh
Trải dài trên diện tích gần 140 ha, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) không chỉ lưu giữ nguyên...
Nga Sơn mùa cói
Về với Nga Sơn những ngày tháng 6, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ, các anh, các chị đang miệt mài trên những...
Thanh Hóa: Xanh mướt quần thể thác Hiêu
Trong những ngày nắng nóng như thiêu đốt, khu vực thác Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) trở thành điểm...
Ngắm trọn vùng đất thiên đường Pù Luông - Thanh Hóa
Nếu chưa có dự định nào cho kì nghỉ hè này, thì Pù Luông sẽ là một sự lựa chọn thú vị cho những ai yêu thích du lịch.
Bến En: Nàng công chúa ngủ trong rừng sâu
Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, được ví như vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh nhưng Bến En hiện vẫn như một nàng công chúa...

Ẩm thực Thanh Hóa Xem thêm

Món ngon Thanh Hóa
Đến Thanh Hóa, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những món ngon, ẩm thực xứ Thanh cũng là điểm nhấn không kém phần hấp...
Đặc sản Pù Luông
Giống như các vùng rẻo cao của Tây Bắc, Pù Luông cũng có nhiều sản vật vùng cao, như: heo cắp nách (heo cỏ), vịt suối, măng rừng,...
Thanh Hóa: Cá thu nướng, món quà quê hút khách ngày Tết
Là món ăn truyền thống dân dã của làng quê, món cá thu nướng vùng biển Sầm Sơn đã trở thành mặt hàng đặc sản làm món ngon ngày...
Nem chua - Đặc sản xứ Thanh
Ai đã một lần từng qua xứ Thanh chắc chắn sẽ biết tới món ăn nổi tiếng được gọi là đặc sản nem chua. Nem chua Thanh Hóa là món ăn...
 Đến Hội chợ du lịch thưởng thức nem chua Trọng Tấn
Nem chua là món quà nổi tiếng của xứ Thanh. Nem Thanh xuất hiện tại Hội chợ Du lịch quốc tế 2019 ở Hà Nội còn được gọi vui là nem...
Du lịch Thanh Hóa nhất định phải thưởng thức những đặc sản này
Trong hành trình khám phá vùng cao Thanh Hóa, bạn không chỉ có cơ hội khám phá khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà còn có...
Gỏi cá nhệch, món ngon đất Nga Sơn, Thanh Hóa
Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, gỏi cá nhệch ở Nga Sơn, Thanh Hóa còn đặc biệt lôi cuốn bởi vị dai ngọt mát, lạ miệng và...
5 món bánh làm từ gạo thơm ngon của Thanh Hóa
Đặc sản xứ Thanh không chỉ có hải sản, nem chua mà còn rất nhiều loại bánh thơm ngon nức tiếng ở vùng đất Bắc Trung Bộ...
5 món đặc sản nổi tiếng xứ Thanh
Đến Thanh Hóa, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức 5 loại đặc sản ngon nức tiếng gần xa của xứ Thanh.

Trải nghiệm Thanh Hóa Xem thêm

Pù Luông – Thiên đường xanh gần kề Hà Nội
Cuối tháng 9, lúa ở Pù Luông (Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Thanh Hóa) chưa chín vàng, nhưng bạn lại có cơ hội bắt gặp một...
Trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dòng sông Mã
Sông Mã, theo tiếng Mường cổ gọi là sông Mạ, có nghĩa sông mẹ, tổng chiều dài 512km. Khởi nguồn từ Điện Biên, qua tỉnh Sơn La,...
 Lạch Trường - Lịch sử còn in dấu
Tại vùng biển Lạch Trường, ngày 2/8/1964, những con tàu nhỏ bé nhưng dũng mãnh của hải quân chúng ta đã đánh đuổi chiến hạm...
Thoả thích check-in ngôi nhà úp ngược độc đáo ở Sầm Sơn
Sầm Sơn vốn là địa điểm du lịch quen thuộc của nhiều du khách trong dịp hè. Mô hình nhà úp ngược ở Sầm Sơn là một địa điểm mới có...
Xuất hiện điểm check-in đẹp như trời Tây ở Thanh Hóa
Thời gian gần đây, cầu cảng Hải Tiến trở thành điểm check-in gây "sốt", thu hút đông khách tham quan, du lịch.
Tháng 5 - Dịu dàng sắc tím bằng lăng
Tháng 5 về, thành phố Thanh Hóa không chỉ có những tiếng ve kêu hay sắc đỏ của hoa phượng vĩ, mà còn diụ dàng sắc tím của hoa...
Đền Thái Phó Nguyễn Văn Nghi đẹp cổ kính như "thành nhà Hồ thu nhỏ"
Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia - đền thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi ở Thanh Hóa còn lưu giữ nhiều tượng đá, kiến trúc nghệ...
Trải nghiệm du lịch 1 ngày ở xứ Thanh
Thanh Hóa nổi tiếng với những bãi biển, nhưng nếu đến Thanh Hóa không vào mùa tắm biển thì có thể đi đâu, ăn gì? Hãy cùng PV...
Kim Sơn - chốn đào nguyên thu nhỏ của xứ Thanh
Cách Hà Nội 150km có một khu danh thắng nước non mang tên Kim Sơn, thực sự là một chốn đào nguyên thu nhỏ yên bình.

Cẩm nang du lịch Thanh Hóa Xem thêm

Vì sao Sầm Sơn được người Pháp gọi là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương?
Với đa dạng thắng tích huyền thoại và hội tụ những yếu tố lý tưởng về cảnh quan, sinh thái, người Pháp đã nhìn ra viễn cảnh sáng...
Kinh nghiệm du lịch Pù Luông, Thanh Hóa
Pù Luông đẹp nhất vào mùa lúa chín. Vào những tháng còn lại trong năm, Pù Luông ẩn chứa rất nhiều điều thú vị đối với những du...
Những điểm du lịch không thể bỏ qua thuộc địa phận Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh
Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh, 3 tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam nhưng lại là những điểm đến du...

Khách sạn Thanh Hóa Xem thêm

Những khu nghỉ dưỡng đưa du khách đắm mình giữa rừng cây
Hướng tới trào lưu du lịch xanh và bền vững, những khu nghỉ dưỡng độc đáo này được thiết kế để du khách kết nối, hòa hợp với môi...