Văn hóa

Nghề nấu đường thốt nốt ở An Giang

16:54 - 08/10/2019
Thốt nốt là cây đặc trưng gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Do đặc thù thổ nhưỡng, ở An Giang, chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên có nghề nấu đường thốt nốt. Mùa nấu đường bắt đầu vào tháng 11 Âm lịch đến đầu mùa mưa năm sau.

Câu chuyện làm đường

Nghề nấu đường có từ rất lâu. Người Khmer Tri Tôn và Tịnh Biên lớn lên đã thân quen với mùi thơm bốc lên từ những lò đường. Người ta coi đường thốt nốt là đặc sản của địa phương nhưng người Khmer lại xem đó là món quà quý của trời đất. Nhiều gia đình theo nghề nấu đường từ đời nọ qua đời kia.

Đường Thốt nốt - đặc sản An Giang

Câu chuyện làm ra đường từ cây thốt nốt này là cả một huyền thoại được đồng bào Khmer truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng, có một người nông dân chăn bò nằm nghỉ trưa dưới cây thốt nốt. Đang thiu thỉu ngủ, ông ta bỗng giật mình tỉnh giấc vì có một giọt nước ngọt lịm từ trên cao rơi xuống ngay miệng mình. Ông lồm cồm ngồi dậy dáo dác nhìn quanh vẫn không phát hiện được điều gì. Tò mò ông trèo lên cây xem thử mới biết rằng những giọt nước vừa rơi xuống xuất phát từ đọt của cây thốt nốt bị gãy ngang. Ông vội vàng mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước do trời ban tặng đem về nhà khoe với vợ con. Do nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer mới nghĩ cách chế biến thành rượu và cô đặc lại thành đường tán như hiện nay. 

Công nghệ làm đường

Thông thường, mùa khai thác nước thốt nốt và nấu đường khoảng 6 tháng, nếu năm nào nắng kéo dài thì thời gian thu hoạch, chế biến lại tăng lên. Cứ hễ nắng gắt chừng nào thì nước nấu cho nhiều đường chừng đó. Đã trở thành thông lệ, để bắt tay vào vụ làm ăn mới, người làm nghề này phải lo sắm sửa đồ đạc đầy đủ: Tre làm thang leo, keo nhựa đựng nước, dự trữ trấu hoặc lá cây làm chất đốt, kiểm tra nồi, lò tươm tất…

Công nghệ nấu đường thốt nốt của bà con An Giang

Công nghệ làm đường thốt nốt cũng lắm công phu và tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Đường thốt nốt nấu bằng nước tiết ra từ những vết cắt ở bông cây thốt nốt, chứ không phải từ nước trong trái thốt nốt. Tuy nhiên, mỗi cây thốt nốt chỉ có khoảng 2 - 3 bông cho nước tốt, phần còn lại sẽ chờ thu hoạch trái.

Hái thốt nốt đòi hỏi sức khỏe, sự dẻo dai, khéo léo nên công việc này thường dành cho cánh đàn ông trung niên. Vất vả là thế nên mọi người ở đây vẫn thường hay nói với nhau, đây là nghề “ăn dưới đất, làm trên trời”. Để lấy được nước, nông dân dùng những cây tre dài, có nhiều nhánh làm thang leo. Khi lên đến ngọn cây, người ta cắt phần ngọn những cuống hoa, sau đó dùng can nhựa hứng nước. Trước đây, thường dùng ống tre gai, ống to, giao lóng để hứng nước thốt nốt, nhưng ngày nay không còn dùng ống tre nữa, mà thay vào đó là thùng nhựa loại nhỏ nhẹ để cõng mang lên cây. Nếu cây cho nước tốt thì mẻ đường sẽ thơm ngon, dễ đánh, màu sắc đẹp, có thể dùng để đổ đường tán (đường cục). Nếu ít nước hoặc nước không trong thì chỉ dùng để nấu đường chảy.

Hàng ngày, nông dân phải canh thời gian hoa cho nước thích hợp để trèo lên cây cất nước. Sau khi lấy nước, thợ tiếp tục dùng dao cắt một khoanh tròn mới ở phần đầu hoa bỏ đi và tạo phần nốt cắt mới cho hoa để tích nước tiếp.

Xong công đoạn lấy nước thốt nốt đầy vất vả và nguy hiểm, công đoạn nấu đường cũng lắm gian nan. Thường mỗi lần lấy nước xong, trong vòng 24 giờ phải thắng đường, để lâu hơn sẽ bị chua. Người ta đắp lò đất, đặt chảo to rồi đổ nước thốt nốt vào nấu. Nước thốt nốt được cho vào 1 cái chảo lớn, nấu khoảng 4 giờ là cô đặc lại thành đường chảy. Những người có kinh nghiệm chỉ cần nếm nước thốt nốt là biết được hàm lượng của đường bên trong, đồng thời có thể tính được số lượng vôi thêm vào để khử độ chua của đường. Sau khi cô đặc đạt yêu cầu, chảo được nhắc ra khỏi lò, khuấy liên tục để còn màu vàng tươi đặc trưng của đường thốt nốt.

Quá trình nguội dần của đường trong tự nhiên cũng là lúc mà chúng kết tinh lại thành những tinh thể mịn. Nếu cắn thử một miếng đường thì cảm giác của vị ngọt và béo của những hạt đường thốt nốt tan bên trong miệng sẽ là một hương vị khó quên của những khách phương xa.

Thành quả

Phát triển ổn định

Tại An Giang, khi nhiều làng nghề truyền thống khác bị mai một thì nghề nấu đường thốt nốt vẫn phát triển ổn định. Cùng với việc được công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, An Giang có nhiều chính sách hỗ trợ để những hộ theo nghề nấu đường thốt nốt ở hai huyện có đông đồng bào Khmer là Tri Tôn, Tịnh Biên phát triển sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, đưa sản phẩm tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. 

Sản phẩm đường thốt nốt không chỉ được người tiêu dùng trong nước biết đến mà ở nước ngoài cũng rất ưa chuộng, bởi đặc tính thơm ngon và đặc trưng vùng, miền của sản phẩm. Do mùa nấu đường trùng với mùa hành hương nên khá nhiều hộ dân sống nhờ nghề này cũng có được nguồn thu khá.

Một tương lai tươi sáng đang mở ra phía trước cho bà con Khmer nơi đây khi ngành Du lịch tỉnh An Giang đã và đang xúc tiến đầu tư phát triển du lịch sinh thái, làng nghề, và đặc sản đường thốt nốt sẽ theo chân khách du lịch đi muôn phương.

Thanh Huyền/ thegioidisan.vn

Tỉnh thành An Giang

An Giang
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở miền Tây Nam Bộ, đồng thời cũng là tỉnh có dân số đứng hàng thứ 6 Việt Nam.

Điểm đến An Giang Xem thêm

Rừng tràm Trà Sư
Trà Sư (An Giang) mang một cảnh sắc yên bình của miền sông nước. Diện tích rừng tràm trải rộng gần 850ha.
Chùa Tây An
Đặc điểm nổi bật của ngôi chùa là phong cách kiến trúc Ấn Độ kết hợp với kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam.
Di tích đồi Tức Dụp
Tức Dụp không chỉ là địa danh lưu giữ biết bao dấu ấn lịch sử thời kháng chiến chống Mỹ mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của An...
Miếu Bà Chúa Xứ
Là địa danh linh thiêng gắn liền với mảnh đất An Giang, miếu Bà Chúa Xứ luôn có tên trong danh sách những điểm đến không thể bỏ...
Những ngôi chùa độc, lạ
Dù không phải là những công trình đồ sộ, hoành tráng, nguy nga nhưng những ngôi chùa ở An Giang có những nét rất riêng, thu hút...
Mê mẩn với ngôi chùa miền Tây lên ảnh lung linh như ở Nhật Bản
Phước Lâm Tự (người dân quen gọi Chùa Lầu) tọa lạc tại Tịnh Biên, An Giang, đang là điểm đến của đông đảo du khách bởi lối kiến...
Điểm check-in mới ở An Giang như ô cửa máy bay khổng lồ
Từ biểu tượng chữ Tri Tôn, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh đồng ruộng bên dưới.
Có một 'cổng trời thời gian' không thể bỏ lỡ ở An Giang
Giữa mênh mang đất trời An Giang, chiếc 'cổng trời thời gian' với những đường nét hoa văn, chi tiết được chạm khắc tinh tế, nằm...
Lăng Thoại Ngọc Hầu - Điểm đến lịch sử
Lăng Thoại Ngọc Hầu (còn gọi là Sơn Lăng) là di tích văn hóa lịch sử, công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời Nguyễn, nơi yên...

Ẩm thực An Giang Xem thêm

Đặc sản 'bò leo núi' lạ miệng, khách 'toát mồ hôi' thưởng thức ở An Giang
Vốn là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia nhưng lâu dần, "bò leo núi" trở thành đặc sản của vùng đất Tân Châu, An Giang và hấp dẫn...
Tung lò mò: Món ăn độc đáo từ… ruột bò
Tung lò mò hay lạp xưởng bò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người Chăm sinh sống tại Châu Đốc - An...
Món cháo 'nội tạng' ăn kèm bún lạ miệng, chỉ bán vài tiếng/ngày ở An Giang
Có cách chế biến khá giống cháo lòng miền Bắc nhưng món cháo vùng Tri Tôn (An Giang) lại được nấu cùng nội tạng bò với hương vị...
4 món ăn độc đáo ở Long Xuyên
Những món ăn mang dấu ấn riêng miền sông nước mà du khách có thể thử khi đến thành phố Long Xuyên.
Độc đáo các món ăn đặc sản rừng
Bên cạnh cảnh quan hùng vĩ của núi rừng, vùng Bảy Núi (An Giang) còn được biết đến bởi những món ăn mang đậm nét đặc sản rừng...
Bên nồi cháo trắng
Tôi biết đến Long Xuyên (An Giang) khoảng 20 năm về trước, khi đang là một đứa trẻ theo chân cha đi nuôi mẹ bệnh. Nhiều ngày...
Về miền Tây thưởng thức mắm Châu Đốc
Trong văn hóa ẩm thực của người dân Châu Đốc (An Giang) nói riêng và nhiều địa phương miền Tây Nam Bộ nói chung, mắm là món ăn...
Về vùng Bảy núi An Giang thưởng thức món bánh Kà tum của đồng bào Khmer
Kà tum theo tiếng Khmer có nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu....
Hấp dẫn bún nước kèn
Với sự phối hợp tinh tế từ hương vị đặc trưng của cà ri, tươi ngọt của cá đồng, béo ngậy của nước cốt dừa đã tạo nên món bún nước...

Trải nghiệm An Giang Xem thêm

Trà Sư - Mượt mà mùa nước nổi
Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo của huyện Tịnh Biên (An Giang) là một trong những khu rừng tràm đẹp nhất miền Tây từ lâu đã...
Một ngày ở làng Chăm Châu Giang
Nếu bạn đã từng đắm say với những trang viết của Khaled Hosseini, hay tò mò về những quốc gia Hồi giáo, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé...
Khách du xuân rừng tràm Trà Sư, check-in cầu tre dài nhất Việt Nam
Rời xa phố thị đông đúc, khách du xuân đã tìm đến rừng tràm Trà Sư để thỏa sức đắm mình vào thiên nhiên xanh mát, với hương tràm...
Đi chợ trên "nóc nhà" miền Tây
Nhiều năm qua, một chợ nhỏ nằm đỉnh núi Cấm (An Giang) đã tạo nên một nét văn hóa giao thương độc đáo. Những sản vật địa phương...
Kiệt tác giữa rừng
Dưới góc nhìn của hàng chục ngàn du khách, qua từng khung hình “check-in” của nhiều người, cầu tre vạn bước xuyên rừng đã trở nên...
Mê mẩn cây cầu tre xuyên rừng tràm đẹp nhất Việt Nam
Ngày 15/1, Sở NN&PTNT tổ chức Lễ đón nhận kỷ lục Việt Nam cho 2 hạng mục: Rừng Tràm Trà Sư đẹp & nổi tiếng nhất Việt Nam và cây...
An Giang đẹp ngỡ ngàng mùa lúa chín
Những ngày đầu tháng 12, An Giang đang bắt đầu bước vào mùa gặt lúa. Ghé vùng Bảy Núi - An Giang thời điểm này, du khách không...
Một ngày ở rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi
Để ngắm nhìn nét đẹp hiền hòa và độc đáo của miền Tây vào mùa nước nổi thì rừng tràm Trà Sư là sự lựa chọn lý tưởng
Trải nghiệm du lịch marathon vùng Bảy Núi
Trong khi Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức thành công nhiều cuộc chạy marathon thì Bảy Núi với điều kiện tự nhiên, cảnh...

Cẩm nang du lịch An Giang Xem thêm

Tiết lộ góc check-in "thần thánh" mới toanh của rừng tràm Trà Sư khiến giới trẻ mê mẩn
Rừng tràm Trà Sư ở An Giang là một điểm đến vô cùng nổi tiếng không chỉ dành cho những ai thích xê dịch mà những bạn trẻ cũng...
Những điểm đến hấp dẫn tại Tri Tôn
Với vị trí đặc biệt, Tri Tôn giữ vai trò kết nối với các địa phương khác tạo thành các tuyến du lịch liên hoàn Châu Đốc - Tịnh...
5 điểm “check in” lý tưởng ở danh thắng Núi Sam
Dường như từ rất lâu rồi, Núi Sam – ngọn núi nhỏ nằm giữa lòng TP. Châu Đốc (An Giang) đã trở thành điểm đến khó có thể bỏ qua...
Điểm danh 4 "Vạn Lý Trường Thành" nổi tiếng của Việt Nam
Không cần đi đâu xa, 4 địa danh được coi là "Vạn Lý Trường Thành Việt Nam" cũng đẹp mê hồn, đủ sức cho bạn những trải nghiệm khó...
Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của An Giang
An Giang không chỉ là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long, An Giang còn là điểm du lịch tâm linh không...
Những điểm vui chơi đón Tết không thể bỏ qua ở miền Tây
Kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi dài 9 ngày sẽ là cơ hội tốt cho những ai muốn khám phá miền Tây sông nước, vốn đang là điểm du lịch hấp dẫn...
Những điểm đến dịp Tết Dương lịch ở miền Tây
4 ngày nghỉ Tết Dương lịch là một cơ hội hiếm có để "xách ba lô lên và đi" khám phá các địa điểm du lịch miền Tây.
Những "Tuyệt tình cốc" hút hồn giới trẻ Việt
Không chỉ Đà Lạt, Lâm Đồng có Tuyệt tình cốc, mà Việt Nam còn rất nhiều nơi có hồ nước xanh lung linh, phù hợp cho các bạn trẻ...
Vì sao cây thốt nốt hấp dẫn khách đến An Giang?
Cây thốt nốt không chỉ là một trong những biểu tượng của An Giang mà còn có thể khai thác làm nước uống.

Khách sạn An Giang Xem thêm

Victoria Núi Sam Lodge: Địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng ở An Giang
Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013, Victoria Núi Sam lodge đã trở thành một địa điểm nghỉ dưỡng được nhiều du khách lựa chọn...