Văn hóa

Người Sê-đăng ở làng Kon Pring làm du lịch cộng đồng

14:49 - 22/02/2019
Người Sê đăng, làng Kon Pring phát huy giá trị văn hóa bản địa, cùng lợi thế khí hậu, cảnh quan biến nơi đây đang là điểm đến nhiều du khách lựa chọn.

Không mãi cam chịu đói nghèo lạc hậu, 70 hộ dân tộc thiểu số Sê đăng ở làng Kon Pring, xã Đăk Long, huyện đặc biệt khó khăn Kon Plông, tỉnh Kon Tum chọn hướng phát triển du lịch cộng đồng để phát triển kinh tế. Nhờ phát huy được giá trị văn hóa bản địa, cộng với lợi thế về khí hậu, cảnh quan môi trường, Kon Pring đang là điểm đến được nhiều du khách gần xa lựa chọn dịp Xuân này.

Sau hành trình vất vả trên 500km bằng xe khách, đôi bạn Nguyễn Thị Ngọc Dung và Nguyễn Quỳnh Trang, hiện là sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh có mặt tại làng Kon Pring, xã Đăk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum trong một ngày đầu Xuân.

Ấn tượng trước cảnh thanh bình, nguyên sơ, lãng mạn và sự chân chất, mộc mạc, mến khách của người Sê-đăng ở đây, bạn Nguyễn Thị Ngọc Dung nói: “Mọi thứ ở đây đều rất là đẹp. Rất giống như mong đợi của em. Mọi người sống trong làng, tạo sự gần gũi cảm thấy rất ấm áp. Em rất thích và mong muốn lần sau mình sẽ đến đây nữa”.

Những Homestay ở Kon Pring 1,2

Cách đây chưa lâu 70 hộ dân tộc thiểu số Sê-đăng nhánh Rơ-nâm làng Kon Pring chưa hề biết tới hoạt động du lịch cộng đồng. Từ định hướng của chính quyền huyện Kon Plông và cá nhân chị Nguyễn Thị Thùy Trang, Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Măng Đen Đại Ngàn, người dân ở đây bắt đầu tập làm du lịch.

Theo gương những thành viên nòng cốt, như già A Lum, thôn trưởng A Rvét, chị Y Lim… người dân trong làng được khuyến khích giữ gìn truyền thống văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường, ăn ở hợp vệ sinh… Làm chủ một quán nhỏ bán nước và tạp hóa phục vụ khách du lịch ngay sau Nhà rông của làng, anh A Tâm cho biết, việc này trước đây vợ chồng anh chưa hề nghĩ tới. Giờ thì thấy phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe của mình: “Tuổi già sức yếu rồi hai vợ chồng không biết làm gì. Hai vợ chồng xác định mở quán để bán lai rai cho khách du lịch. Ai đến có nhu cầu uống nước hay mua các mặt hàng. Bán quán có thu nhập để mình cân đối sức khỏe bản thân”.

Để tạo động lực cho người dân làng Kon Pring làm du lịch cộng đồng, chính quyền huyện Kon Plông hỗ trợ dân làng trên 3 tỷ đồng bê tông hóa đường làng, đầu tư cho 3 hộ dân làm homestay đón khách lưu trú. Nhằm trang bị kiến thức kinh doanh du lịch cho bà con dân làng, chính quyền huyện đưa một số người dân đi tham quan thực tế cách làm du lịch cộng đồng ở miền núi phía Bắc. Đồng thời mở những lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng tại chỗ cho bà con. Vượt qua bỡ ngỡ ban đầu, rồi cả tâm lý ngại giao tiếp với người lạ, người dân làng Kon Pring ngày càng tích cực tham gia hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng, nấu những món ăn truyền thống, múa cồng chiêng, phục dựng lễ hội để giới thiệu với du khách...

Người Sê-đăng ở Kon Pring bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống

Chị Y Lim, chủ của một trong 3 homestay ý thức rất rõ vai trò của mỗi người dân trong quá trình kinh doanh du lịch cộng đồng và chị là trung tâm đoàn kết luôn đi đầu trong các hoạt động: “Trước hết làng là phải xanh, sạch, đẹp. Thứ hai nữa là không phải chỉ riêng bản thân tôi và cái nhà homestay đâu. Làm du lịch tất cả dân làng trong thôn cũng phải làm du lịch. Phải làm ra những sản phẩm. Bất cứ những cái gì mà mình làm ra được mình sẽ bán cho khách du lịch, như là chè dây, như là rượu ghè, giảo cổ lam, tiêu rừng. Bà con cùng làm du lịch”. 

Đến Kon Pring, du khách được hòa mình vào khung cảnh như thơ, như mơ của núi rừng; được trải nghiệm văn hóa truyền thống của người Sê-đăng; say cùng tiếng cồng chiêng, nhịp xoang truyền thống; thưởng thức ẩm thực với nhiều món ăn, thức uống độc đáo, như gà nướng cơm lam, lẩu gà sâm dây, cá suối, tiêu rừng, rượu nghè nếp cẩm.v.v. Nhờ phát huy được tinh thần đoàn kết, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp lại sẵn có nhiều đặc sản văn hóa, chỉ sau một thời gian ngắn phát triển loại hình du lịch cộng đồng, làng Kon Pring, xã Đăk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Du khách thưởng thức văn hóa ẩm thực của người Sê đăng

Chị Nghiêm Thị Anh Đào du khách đến với Kon Pring từ thành phố Hồ Chí Minh có những cảm nhận tốt đẹp: “Mình đến những nơi này là mình muốn trải nghiệm. Mình thấy dân làng người ta rất hiền lành, người ta rất hiếu khách”. 

Cùng cảm nhận trên em Trịnh Thục Khánh Ngọc nói: “Bình thường đi học trên trường học về lý thuyết vùng Tây Nguyên rất là nhiều. Khi tới đây thì mình được xem, thấy những nhà rông, nhà dài thật của họ nhìn rất là đồ sộ, hùng vỹ. Đẹp hơn trong những quyển sách giáo khoa”.

Mạnh dạn chọn hướng đi mới để thoát đói nghèo lạc hậu, người Sê-đăng ở làng Kon Pring, xã Đăk Long, huyện đặc biệt khó khăn Kon Plông, tỉnh Kon Tum giờ đã có thêm thu nhập từ việc phát triển du lịch cộng đồng. Không ít hộ dân mỗi tháng có thu nhập trung bình từ 3 đến 5 triệu đồng nhờ tham gia hoạt động đưa đón, phục vụ du khách. Người Sê-đăng ở làng Kon Pring trước đây vốn chỉ biết đến cây lúa, cây ngô thì nay có thêm kiến thức, kỹ năng làm du lịch. Kon Pring đã được đánh thức và đang ngày càng có thêm nhiều du khách chọn nơi đây làm điểm đến cho những chuyến đi của mình./.

Phạm Dương (theo vov.vn)





Tỉnh thành Kon Tum

Kon Tum
Kon Tum nằm trên vùng biên giới tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Điểm đến Kon Tum Xem thêm

Nhà thờ Gỗ Kon Tum
Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, người dân gọi gần gũi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng ở trung tâm thị xã từ năm 1913.
Măng Đen
Măng Đen là “Đà Lạt thứ hai" của Tây Nguyên, hoa nở bốn mùa, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tòa giám mục Kon Tum
Không chỉ là một địa chỉ tôn giáo, Tòa Giám mục Kon Tum còn là một điểm du lịch không thể bỏ qua.
Cầu treo Kon K’lor
Cầu treo Kon K’lor được ví như “dải lụa” khổng lồ, tô vẽ thêm cho vẻ đẹp của núi rừng Kon Tum.
Nhà thờ Gỗ Kon Tum hơn 100 năm tuổi mang đậm màu sắc Tây Nguyên
Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (hay Nhà thờ gỗ) là một nhà thờ Công giáo nằm trên đường Nguyễn Huệ ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum,...
Bình yên Kon Jơ Dri
Nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa của thành phố Kon Tum, Kon Jơ Dri là một trong những bản làng Ba Na cổ nhất, xinh đẹp...
Thiêng liêng cột mốc chủ quyền ba biên Việt Nam - Lào - Campuchia
Ở tỉnh Kon Tum, trên suốt chiều dài hơn 292km đường biên giới giáp hai nước bạn Lào và Campuchia có một vị trí đặc biệt, nơi mà...
Kon Plông phát triển du lịch bền vững
"Em lên với Măng đen, nơi lắm mưa nhiều gió…", bài hát “Tình ca Măng Đen” cất lên như mời gọi du khách đến khám phá "vùng đất 7...
Du khách ùn ùn về "xứ Đà Lạt 2" để ngắm hoa mai anh đào
Xuân về, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plong, Kon Tum) được "nhuộm hồng" bởi hoa mai anh đào. Tuy trời lạnh nhưng hàng ngàn lượt...

Ẩm thực Kon Tum Xem thêm

Về Kon Tum thưởng thức đặc sản dân dã từ lúa mì
Kon Tum nổi tiếng có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với các công trình kiến trúc độc đáo cùng nền văn hóa các dân tộc đa...
15 đặc sản không thể bỏ qua khi đến Kon Tum
Kon Tum không chỉ là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc mà còn là nơi có những món...
Về Kon Tum thưởng thức đặc sản Dế
Tháng 6 hàng năm Kon Tum bước vào mùa mưa, khắp núi rừng ngập tràn màu xanh mát, những ngọn đồi phủ toàn cỏ non mơn mởn. Đây là...
Thịt nhím nướng - Đặc sản Kon Tum
Trong ẩm thực của người Brâu ở Kon Tum có rất nhiều món ăn độc đáo được chế biến từ thịt thú rừng như chuột đồng, thịt dúi, heo...
Xôi măng Kon Tum
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món ăn thân thuộc với nhiều người dân...
Gỏi lá Kon Tum: Món ngon ăn một lần là say
Vào Tây Nguyên nhất định phải đến Kon Tum, đã tới Kon Tum nhất định phải ăn gỏi lá, chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa tới Kon...

Trải nghiệm Kon Tum Xem thêm

Về 'Hoa quả sơn' nơi đại ngàn Chư Mom Ray
Những mạch nước từ rừng nguyên sinh, len lỏi qua các khe đá, nhập thành dòng chảy. Bất chợt khựng lại rồi đổ xuống từ trên cao...
Khám phá 'vùng đất 7 hồ, 3 thác' giữa đại ngàn
Huyện Kon Plông được xem là "Đà Lạt thứ hai" ở Tây Nguyên. Trong những năm gần đây, địa phương này của tỉnh Kon Tum đã xác định...
Đẹp ngất ngây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen
Suốt tuần vừa qua, đặc biệt trong ngày nghỉ Tết Dương lịch 1/1/2020, hàng nghìn người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen,...
Kon Tum: Độc đáo… mùa hoa dại
Mỗi độ Thu qua, chớm Đông, thiên nhiên cảnh sắc Kon Tum như được “thay áo mới”. Lúc này, trời bắt đầu se lạnh, phố huyện ngập...
“Lạc bước chẳng muốn về” ở nơi được ví như Đà Lạt thứ 2 ở Tây Nguyên
Đến Măng Đen (Kom Tum) những ngày nắng hạ, ai cũng nghĩ đã tìm được chốn an yên để dừng chân ngắm nhìn cao nguyên hùng vĩ. Măng...
Hình ảnh đẹp bình dị trong "mùa vàng" của người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh
Gió se lạnh, trời nắng ráo độ cuối thu là thời điểm đồng bào Xê Đăng ở các thôn làng dưới chân dãy núi Ngọc Linh (xã Măng Ri,...
Độc đáo phiên chợ 10 nghìn đồng trên đỉnh đèo Măng Rơi
Những mái tranh che tạm bợ, gian hàng này thông với gian hàng kia, ai có mặt hàng gì cứ bày ra mà bán và đặc biệt là tất cả các...
Thăm cột mốc ba biên huyền thoại ở Kon Tum
Ngã ba Đông Dương là nơi truyền tai nhau câu chuyện một con gà gáy, cả ba nước cùng nghe.

Cẩm nang du lịch Kon Tum Xem thêm

Việt Nam: 7 mốc biên giới đáng chinh phục
Các cột mốc biên giới sau thường nằm trong lịch trình chinh phục của các phượt thủ đam mê thử thách.

Nhà hàng Kon Tum Xem thêm

Người yếu tim đừng bén mảng đến quán cà phê độc đáo này
Quán cà phê độc đáo này được mệnh danh là nơi lưu giữ hồn cốt của núi rừng Tây Nguyên đại ngàn. Nhưng với những ai yếu tim hoặc...