Văn hóa

Trầm bổng tiếng kèn Pí Lè của người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn

17:42 - 20/06/2019
Trên đỉnh mây mù Mẫu Sơn, nơi có độ cao 1.500m so với mực nước biển, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tâm linh, tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay.

Kèn Pí Lè thường được người Dao sử dụng trong những lễ hội truyền thống, lễ cúng thần lúa, thần rừng, cưới hỏi, lễ tết… Đó là lời tâm tình của con người với trời đất, với núi rừng; lời tâm sự của những đôi trai gái tìm duyên; lời của con cái với cha mẹ…

Các loại nhạc cụ của người Dao như chiêng, trống, kèn Pí Lè đều bắt nguồn từ cuộc sống dân dã gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Tại vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay.

Kèn có 3 phần và có thể thổi được 72 giai điệu

Kèn Pí Lè gồm 3 phần: Đầu thổi, thân kèn và loa kèn. Đầu thổi là một ống đồng nhỏ nối liền với thân kèn. Thân kèn là một ống gỗ tròn đục rỗng, có chiều dài từ 30 - 40 cm, chia làm 10 đốt, mỗi đốt được dùi lỗ nhỏ hình tròn. Loa kèn là phần cuối của cây kèn, được làm bằng lá đồng mỏng, uốn hình chóp cụt, có độ dài khoảng 10 cm, đường kính 12 cm, đầu nhỏ của loa nối liền với thân kèn.

Kèn Pí Lè có thể thổi được 72 giai điệu khác nhau, trong lễ cưới thì giai điệu vui tươi, rộn rã; còn đám tang thì nỉ non, buồn tẻ… Kỹ thuật quan trọng nhất khi bắt đầu học kèn là cách nín hơi, nhả hơi và giữ hơi. Khi biểu diễn, trong mỗi nghi lễ khác nhau, người thổi kèn áp dụng các kỹ thuật rung hơi, vuốt hơi, phối hợp với các ngón tay bấm, vuốt trên thân kèn để tạo ra những âm thanh khi thì khoan thai, lúc dìu dặt, khi thì như tiếng suối chảy, khi lại tựa giọng chim hót.

Nghệ nhân thổi kèn Pí Lè Dương Trùng Ngàn, người dân tộc Dao ở xã Công Sơn, huyện Cao Lộc cho biết: "Tôi học thổi kèn Pí Lè từ khi còn trẻ, nhìn người đi trước thổi thế nào thì mình tập theo đúng như vậy, phải học đi học lại nhiều lần mới nhớ”. 

Thân kèn được làm bằng gỗ đục rỗng, có chiều dài khoảng 30 - 40cm chia làm 10 đốt, mỗi đốt được dùi lỗ nhỏ hình tròn

Nghệ nhân Hoàng Tiến Thắng cho biết: Học kèn Pí Lè không phải dễ, muốn thổi được phải học lấy hơi, rồi trải qua quá trình luyện tập kiên trì. “Giờ trong xóm chỉ còn người già thổi kèn Pí Lè, thanh niên chẳng còn ai biết nữa. Bọn trẻ không học thì sau này nhà có việc vui, việc buồn ai sẽ thổi? Đây là phong tục từ xa xưa nên không thể bỏ được", ông Thắng trăn trở.

Do kĩ thuật thổi kèn phức tạp nên có người chỉ học được nửa chừng đã dừng lại không theo nổi. Kèn Pí Lè có thể thổi được 72 giai điệu khác nhau nên đòi hỏi người học phải rất kiên trì. Cách học thổi kèn Pí Lè cũng theo lối truyền thống, người đi trước thực hiện, người đi sau làm theo, đến bao giờ thuần thục thì mới chuyển qua học giai điệu khác.

Người Dao sinh sống trên đỉnh Mẫu Sơn vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc

Mẫu Sơn thời gian tới sẽ được đầu tư phát triển mạnh về du lịch. Người Dao tại đây sẽ có cơ hội được đem bản sắc văn hóa dân tộc mình giới thiệu với du khách... và tiếng kèn Pí Lè vẫn sẽ vang lên trên đỉnh mây mù này.

Theo danviet.vn

Tỉnh thành Lạng Sơn

Lạng Sơn
"Ai lên xứ Lạng cùng anh/Bõ công bác mẹ sinh thành ra em".

Điểm đến Lạng Sơn Xem thêm

Mẫu Sơn
Mẫu Sơn được biết đến là khu nghỉ dưỡng từ thời Pháp thuộc, nằm ở tỉnh Lạng Sơn.
Ải Chi Lăng
Với địa thế hiểm yếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành tự nhiên ngăn chặn các cuộc xâm lăng từ phương Bắc.
Thung lũng hoa Bắc Sơn
Với bạt ngàn hoa trên nền những dẫy núi đá vôi hùng vĩ, thung lũng hoa Bắc Sơn đã đẹp lại còn thú vị hơn với những trang trí mùa...
 Lên Mẫu Sơn
Chúng tôi lên Mẫu Sơn. Cảm giác từ trên cao nhìn xuống bốn bề núi non trùng điệp trong mây thật đặc biệt. Con đường dài trên 15...
Đền Tả Phủ - Lạng Sơn
Đền Tả Phủ nằm ở trung tâm phố chợ Kỳ Lừa thuộc phường Hoàng Văn Thụ được xây từ năm Chính Hòa thứ 4 (1683) thờ Tả đô đốc Hán...
Ghé thăm Di tích danh thắng Tam Thanh
Di tích Tam Thanh nằm trong quần thể di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc, là “Đệ nhất bát cảnh” trong...
Vẻ đẹp Bắc Sơn
Với những người yêu nhiếp ảnh và những người có đam mê du lịch thì cái tên thung lũng Bắc Sơn không còn xa lạ.
Để Lễ hội Gội đầu trở thành sản phẩm du lịch độc đáo
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những đời sống văn hóa tinh thần cùng những hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc...
Lạng Sơn: Điểm đến du lịch tâm linh trong dịp Tết Nguyên đán
Một trong những điểm hấp dẫn du khách đến với Lạng Sơn mỗi dịp Tết đến, Xuân về là các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn...

Ẩm thực Lạng Sơn Xem thêm

Đặc sản xứ Lạng nhất định phải thử
Vịt quay; phở chua; nem nướng Hữu Lũng; bánh ngải... là những đặc sản nhất định phải thử khi đến xứ Lạng.
Măng vầu xào thịt lợn hun khói - món ngon khó cưỡng của người Lạng Sơn
Người dân vùng cao Lạng Sơn chỉ cần vào rừng đào những búp măng nằm ẩn dưới lớp lá cây là đã có món ngon.
Ngon nức tiếng 5 đặc sản ở Lạng Sơn
Lạng Sơn không chỉ có núi non hùng vĩ, cảnh đẹp thơ mộng níu chân du khách. Nơi đây còn có những món ngon đặc sản, cũng chính là...
Bún ngô - Món quà ẩm thực Xứ Lạng
Nếu miến dong là tặng phẩm của đất Cao Bằng, bánh đa cua là đặc sản của Hải Phòng thì khi đến với Xứ Lạng, du khách có thể mua...
Lên Mẫu Sơn thưởng thức gà sáu cựa
Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cao hơn 1.500m so với mực nước biển, là xứ sở của mây, gió và sương mù quanh năm. Nơi đây không chỉ khí...
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài...
Đặc sản Lạng Sơn: Bánh áp chao ngày đầu đông lành lạnh tuyệt ngon
Bánh áp chao là một đặc sản có cái tên và hương vị lạ lùng khiến du khách ấm lòng ngày đông giữa phố phường Lạng Sơn tấp...
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài...
“Pẻng tải” - Món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày - Nùng
“Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng...

Trải nghiệm Lạng Sơn Xem thêm

Hấp dẫn trải nghiệm 'Lạng Sơn - Đêm huyền bí'
Bên cạnh tiềm năng du lịch tâm linh, du lịch mua sắm vùng biên mậu, tỉnh Lạng Sơn còn sở hữu hệ thống hang động đẹp, trong đó...
Chinh phục đỉnh Phia Po
So với những địa điểm nổi tiếng được giới trẻ đam mê trekking (loại hình thể thao leo núi) liệt kê vào danh sách "phải chinh...
Bắc Sơn rực rỡ mùa vàng
Cứ đến mùa lúa chín, thường tháng 7 và tháng 11 dương lịch hàng năm, cả thung lũng khoác lên một màu vàng óng, rực rỡ.
Ảnh: Ngỡ ngàng vẻ yên bình ở làng đá nơi biên giới xứ Lạng
Chìm trong không gian của đá, làng đá Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) mang vẻ đẹp nguyên sơ, yên bình nơi biên...
Lạng Sơn có thung lũng hoa lớn nhất Việt Nam
Được mở rộng diện tích gấp 5 lần so với năm 2017, Thung lũng hoa Bắc Sơn hiện có diện tích 20ha, là thung lũng hoa lớn nhất Việt...
Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn từ A đến Z
Làm thế nào để có một chuyến du lịch Lạng Sơn trọn vẹn? Hãy cùng tìm hiểu những gợi ý nhỏ sau đây:

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn Xem thêm

Những kinh nghiệm du Lịch Bắc Sơn – Lạng Sơn không thể bỏ qua
Bắc Sơn – “Quê hương cách mạng, quê hương anh hùng” là cái tên không xa lạ trong các trang sử sách lừng lẫy của dân tộc, là huyện...
Điểm danh 4 "Vạn Lý Trường Thành" nổi tiếng của Việt Nam
Không cần đi đâu xa, 4 địa danh được coi là "Vạn Lý Trường Thành Việt Nam" cũng đẹp mê hồn, đủ sức cho bạn những trải nghiệm khó...
Mẫu Sơn trắng xóa trong băng giá
Nhiệt độ sáng 31/12 tiếp tục xuống âm một, băng trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) kết dày hơn, tạo nhiều hình thù kỳ lạ.
Đến xứ Lạng, đừng bỏ qua những điểm dừng chân này
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, chỉ 1 câu ca dao mà đã nói lên nét đẹp của xứ Lạng.