Bà Phạm Thị Oanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nam Định, thông tin về công tác tổ chức lễ Khai ấn đền Trần năm 2020. (Ảnh: Vũ Văn Đạt/Vietnam+)
Chiều 10/1, tại buổi họp báo về công tác tổ chức lễ hội Khai ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), bà Phạm Thị Oanh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định, cho biết Ban Tổ chức sẽ chuẩn bị đủ lượng ấn phát cho nhân dân, du khách để mọi người đến với lễ hội đều nhận được lộc ấn.
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định thông tin lễ Khai ấn đền Trần Xuân Canh Tý 2020 diễn ra vào đêm 7/2 (ngày 14 tháng Giêng).
Ban Tổ chức sẽ phát ấn cho nhân dân, du khách tại đền Thiên Trường, Nhà Giải Vũ và Nhà trưng bày đền Trùng Hoa (trong Di tích lịch sử, văn hóa đền Trần), bắt đầu từ 5 giờ ngày 8/2 (ngày 15 tháng Giêng) cho đến khi hết ấn.
Lễ Khai ấn năm nay diễn ra vào đêm thứ Sáu; lễ phát ấn bắt đầu từ sáng thứ Bảy nên dự kiến lượng người về dâng hương, xin ấn sẽ tăng cao hơn so với năm 2019.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định, để đảm bảo an ninh trật tự trong lễ khai ấn, phát ấn, Ban Tổ chức tiếp tục sử dụng 16 camera tại khu vực đền Thiên Trường - nơi diễn ra lễ Khai ấn, rước Kiệu ấn nhằm giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định hoạt động lễ hội.
Đây là năm thứ 3, Ban Tổ chức lắp camera an ninh giám sát hoạt động lễ hội. Năm 2019, sau khi kết thúc lễ hội Khai ấn, Ban Tổ chức đã trích xuất dữ liệu hình ảnh ở các camera, song không phát hiện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nào của thành phố Nam Định vi phạm quy định khi tham gia lễ hội.
Ban Tổ chức lễ hội cũng thành lập các đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định về trông giữ xe, bán hàng, xử lý nạn ăn xin, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông tại khu vực lễ hội.
Lễ hội Khai ấn đền Trần được tổ chức vào dịp đầu Xuân hằng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa; giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm; ghi nhớ công lao to lớn của Vương Triều nhà Trần, đã có công dựng nước, khai sông, lấn biển, mở mang bờ cõi với hào khí Đông A sáng ngời, ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông.
Lễ hội năm nay được tổ chức từ ngày 4-9/2 (tức từ ngày 11-16 tháng Giêng) với nhiều hoạt động văn hóa độc đáo; trong đó, trọng tâm là lễ Khai ấn. Đây là nghi lễ quan trọng, diễn ra vào 23 giờ 15 phút (giờ Tý) đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng, thu hút đông đảo nhân dân, du khách về dự lễ.
Lễ hội Khai ấn năm 2019, Ban Tổ chức đã phát khoảng 300.000 ấn cho nhân dân, du khách thập phương./.
Vũ Văn Đạt (Vietnam+)
Dù không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần, nhưng để đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh của người dân, Ban...
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du...
Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định đã khẩn cấp yêu cầu chính quyền xã Bình Minh (H.Nam Trực, Nam Định) trả lại cổng...
Theo ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng BQL di tích Đền Trần, nhà đền có thể gửi ấn theo đường bưu điện hoặc có cách...
Ủy ban Nhân dân huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tổ chức lễ khánh thành tượng đài Tổng Bí thư Trường Chinh,...
Đêm nay (31/1), chợ Viềng chính thức khai hội, nhưng ngay từ 15h chiều nay, tất cả các tuyến đường đổ về phía...
Ngày 8/10, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện, UBND huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định tổ...
Dù việc trùng tu được thực hiện theo phương án nào, đơn vị thực hiện cũng phải là đơn vị có chuyên môn về tu...
Tỉnh Nam Định có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với hơn 1.330 di tích lịch sử văn hóa có kiến trúc độc...
Sáng nay 10/5/2019, Giáo phận nhà thờ Bùi Chu, Ban xây dựng Nhà thờ Chính tòa đã ra thông báo tạm hoãn hạ...
Trước thông tin hạ giải nhà thờ Bùi Chu (Nam Định) đang gây chú ý trong dư luận, Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn...
Hội kéo chữ là một trong những hoạt động trong Lễ hội Phủ Dầy, diễn ra ngày 12/4 (tức mùng 8/3 âm lịch) tại...