Tuy nhiên, để hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp, góp phần nuôi dưỡng nguồn thu cho những năm tiếp theo, Chính phủ cần xem xét nâng mức hỗ trợ và bổ sung thêm các gói hỗ trợ khác.
Theo Tờ trình của Chính phủ, ước tính việc đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 15.840 tỷ đồng và nếu tiếp tục mở rộng giảm thuế cho cả doanh nghiệp có quy mô vừa có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 22.440 tỷ.
So sánh với tiền lãi khấu hao vô hình, hữu hình của 12 dự án thua lỗ, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đoàn Bên Tre cho rằng con số này không phải là lớn. Do đó, đại biểu đề xuất, nới lỏng mức lên 40 % - 50% giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020.
Dự thảo Nghị quyết quy định chỉ hỗ trợ được cho các doanh nghiệp có lãi, chưa tính tới các doanh nghiệp đã ngừng sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động không có lãi thì không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Cho rằng điều này không phù hợp, có ý kiến đề nghị, Ban doạn thảo cầu thị lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để xem xét chuyển ưu đãi giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp phải nộp đối với năm 2019 sẽ hiệu quả hơn.
Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, đoàn Thái Bình việc hỗ trợ doanh nghiệp theo quy mô như Nghị quyết là cần thiết, nhưng quan trọng không kém là cần hỗ trợ theo cả lĩnh vực. Bởi qua đại dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực có tiềm năng, ngành kinh tế trọng điểm bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là du lịch, hàng không. Nếu được hỗ trợ kịp thời, các doanh nghiệp lĩnh vực này sẽ vực dậy đóng góp cho nền kinh tế trong nước, cũng như bảo vệ chủ quyền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh sớm ban hành Nghị quyết này, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần xây dựng ngay phương án phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và ngân hàng để hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế mũi nhọn như: giãn, hoãn các khoản nợ, có thêm các gói hỗ trợ tín dụng…. Sự song hành 2 cơ quan này sẽ giúp cho đồng doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, tạo nguồn thu lớn hơn trong tương lai.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về Luật Biên phòng Việt Nam. Đa số các đại biểu nhất trí cần thiết phải có Luật Biên phòng Việt Nam để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tuy nhiên các ý kiến cũng đề nghị, cần rà soát Luật Biên Phòng để tránh chồng chéo với các luật hiện hành. Đồng thời cần làm rõ vị trí chức năng, nhiệm vụ của lực lượng biên phòng.
Thực hiện: Vũ Khuyên - Chí Phương
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.