Video Thế giới đó đây

Tranh Thangka đem lại hi vọng mới cho người dân nghèo ở Tây Tạng

Tranh Thangka là tranh Phật giáo Tây Tạng. Những năm gần đây, loại tranh truyền thống này đang tạo ra việc làm và mang đến hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho một số người dân vùng nông thôn miền núi tây nam Trung Quốc.
18:46 - 24/08/2020

Thangka là tranh Phật giáo Tây Tạng vẽ trên vải, thường mô tả thường khắc họa hình tượng thần, phật, cảnh đẹp, hay các hình tròn mandala.

Tadron Wangmo, 24 tuổi, xuất thân từ một gia đình chăn nuôi gia súc nghèo ở huyện Rangtang thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng-Khương Ngawa. Cô đã học vẽ tranh thangka tại một trường học đặc biệt trong hơn bảy năm. Sau khi tốt nghiệp vào năm 2017, Tadron đã chọn ở lại làm việc tại trường, với mức lương ổn định hàng tháng là 3.000 nhân dân tệ (khoảng 420 đô la Mỹ).

Trường còn cho cô chỗ ở miễn phí trong ngôi nhà truyền thống của người Tây Tạng nằm trong một công viên văn hóa mới được xây dựng. Ngoài thu nhập thường xuyên, Tadron còn kiếm thêm bằng việc bán tranh của mình cho các nhà sưu tập,các đền thờ hay bảo tàng. Nhờ làm việc chăm chỉ, cô đã có thể giúp gia đình thoát cảnh nghèo khó.

Hiện có gần 200 học viên đang theo học thangka tại ngôi trường này, trong đó có 40 người là người chăn gia súc xuất thân từ các gia đình nghèo khó. Không chỉ được học miễn phí, họ còn được chính phủ trợ cấp 300 nhân dân tệ (khoảng 43 đô la Mỹ) mỗi tháng.

Ngoài ra, ở trường đào tạo này hiện còn có hơn 1.500 học viên đang theo học các môn nghệ thuật truyền thống khác như làm hương hay làm gốm Tây Tạng. Khoảng 1/3 số học viên ở đây có hoàn cảnh gia đình khó khăn./.

Mời quý vị xem các tin tức Thế giới đó đây đã phát sóng tại đây./.