Núi lửa Anak Krakatau, hấp dẫn du khách ưa mạo hiểm
Anak Krakatau (Krakatoa) là đảo núi lửa đang hoạt động trẻ nhất ở Indonesia, mới xuất hiện năm 1930. Đảo đã được đưa vào trong khu dự trữ sinh quyển Krakatau của Indonesia.
Không có người sinh sống, thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú với nhiều loài cá bơi lội quanh đảo, thêm vào đó, khoảng cách từ Jacarta tới đảo không xa nên dù vẫn đang hoạt động, Anak Krakatau đã trở thành một điểm đến nổi tiếng đối với du khách nước ngoài yêu thích mạo hiểm và thiên nhiên hoang sơ.
Từ Jacarta tới đảo du lịch có thể đi trong 1 ngày, với khoảng 2 tiếng xe hơi và 1 tiếng tàu cao tốc. Du khách có thể ngồi trên thuyền ngắm đảo từ xa, vui chơi với các loài cá bơi quanh đảo, tắm biển, hoặc thậm chí leo lên trên ngọn núi lửa nghi ngút khói.
Ảnh: discoveryourindonesia
Tuy nhiên sau đợt phun trào dữ dội mới nhất mà các nhà khoa học cho rằng là nguyên nhân gây ra sóng thần khiến ít nhất 168 người thiệt mạng đên 22/12/2018, hoạt động du lịch tại đây tạm ngừng lại, nhường chỗ cho các hoạt động cứu trợ và tái thiết.
Đứa con của Krakatoa
Minh họa màu vụ phun trào tại núi Krakatoa, Indonesia, 1883. Nguồn: Hiệp hội Hoàng gia/Hulton Archive/Getty Images
Anak Krakatau được coi là sinh ra từ Krakatoa, ngọn núi lửa nổi tiếng ở Indonesia nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương. Theo Britanica, năm 1883, núi Krakatoa phun trào một đợt dữ dội và được coi là một trong những đợt phun trào núi lửa gây thảm họa lớn nhất trong lịch sử.
Tiếng nổ khủng khiếp phát ra từ lòng núi cách đó 3,500km, tại Australia, cũng nghe thấy. Tro bụi bốc cao 80 km. Người ta đo được khoảng 21km khối tro bụi, đất đá phun lên bao phủ một diện tích khoảng 800.000 km vuông.
Núi Anak Kraktau được cho là sinh ra từ Krakatoa
Thời đó, Krakatoa không có dân sinh sống nên ít người bị chết vì núi lửa. Tuy nhiên, nhiều đợt sóng thần đã xảy ra, lan tới tận Nam Mỹ và Hawaii. Con sóng lớn nhất đo được 37 mét, đổ vào các thị trấn làng mạc ven biển trên đảo Java và Sumatra khiến 36.000 người chết. 5 năm sau cuộc sống trên các đảo quanh Krakatoa mới trở lại bình thường.
Năm 1927, núi phun trào trở lại. Tới năm 1928 một đỉnh núi hình chóp nhô lên trên mặt nước biển, tới năm 1930 trở thành đảo nhỏ, được đặt tên là Anak Krakatau (“con của Krakatoa”). Ngọn núi con này liên tục hoạt động và cao thêm, hiện cao khoảng 300 mét trên mặt nước biển.
Sóng thần khiến 168 người thiệt mạng
Tro bụi phun cao tới hàng nghìn mét
Ít nhất 168 người đã bị thiệt mạng, 700 người bị thương trong trận sóng thần đêm 22/12, được cho là gây nên bởi đợt phun trào mới nhất gần đây. Channel News Asia dẫn lời giáo sư Benjamin P Horton, Cơ quan Quan sát Trái đất của Singapore nói rằng: hoạt động của núi Anak Krakatau có thể đã gây nên những trận lở đất dưới nước, dẫn đến thủy triều cao bất thường và trở thành sóng thần.
Trung tâm Thông tin Sóng thần Quốc tế tại Singapore cũng nhất trí cho rằng, tuy rất hiếm khi xảy ra, nhưng các vụ phun trào núi lửa dưới lòng biển vẫn có thể gây ra sóng thần vì sự thay thế đột ngột của nước, hay sụt lở sườn núi.
Những ngày qua, núi lửa Anak Krakatau tăng cường hoạt động, phun tro bụi cao tới hàng nghìn mét.
Video: sequence_666.mp4
Lương Anh tổng hợp
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...