Người Kontum ăn gỏi lá quanh năm, nhưng có sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa. Vào mùa khô, món gỏi lá chỉ có khoảng 30-40 loại lá rừng. Tuy nhiên, khi những cơn mưa đổ xuống (từ tháng 5 đến tháng 11), khi nước sông Đak Bla cuồn cuộn đỏ ngầu thì món gỏi lá sẽ có ít nhất 70 loại. Có một số loại lá đã quen thuộc như tía tô, lá ổi, đinh lăng, lá mơ, hương nhu… Nhưng phần lớn là những lá rừng như lá trâm, lạc tiên, ngành ngạch, xầm xương…
Nhiều lá như vậy nên ngay người dân địa phương cũng khó mà nhớ được hết tên những loại lá có mặt trong món gỏi chứ đừng nói đến du khách. Chính điều đó đã mang lại sức hấp dẫn kỳ lạ của món gỏi lá độc nhất vô nhị.
Ăn kèm với gỏi lá bao giờ cũng có 3 món không thể thiếu: thịt heo ba chỉ luộc thái lát mỏng, tôm luộc và bì heo. Bì heo luộc xắt sợi dài mảnh như làm nem chạo bóp thính và giềng. Tuy nhiên, điều làm nên đặc trưng cho món gỏi lá chính là nước chấm vô cùng đặc biệt.
Gỏi lá là món ăn độc đáo, rất riêng của Tây Nguyên. Ảnh: Tintaynguyen
Nguyên liệu chính để làm nên món này chính là hèm rượu. Hèm rượu còn được gọi là bỗng rượu, được làm từ gạo nếp lên men, sau đó đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ, sau đó xay nhuyễn. Chảo dầu sau khi nóng già, phi hành khô thật thơm rồi cho hỗn hợp trên vào, cho thêm mẻ, sa tế, gia vị và đảo đều tay, đun lửa liu riu.
Thứ gia vị này không được nếm, người nấu phải dựa vào mùi bốc lên để biết rằng khi nào đã đạt yêu cầu. Hèm rượu nấu lên có màu vàng sánh, óng ánh dậy mùi. Nếu ai thưởng thức món này lần đầu sẽ có cảm giác hơi khó ăn vì trong hèm rượu còn hơi men, dễ gây cảm giác ngà ngà. Tuy nhiên, khi đã thưởng thức rồi sẽ “say” lúc nào không hay.
Món gỏi lá không dành cho người vội vã. Thưởng thức món này cần đúng kiểu cách, không phải vơ hết các lá mà phải theo đúng quy trình. Đầu tiên là lá cải quấn ngoài cùng, rồi tới lá mơ, sau đó cho thêm các loại lá có vị chua và các loại lá khác theo sở thích, tất cả tạo thành một cái phễu.
Ăn gỏi lá cần đúng điệu mới "thẩm thấu" hết những ưu ái của núi rừng. Ảnh: Dulichvietnam
Sau đó, lấy một thìa nước chấm cho vào giữa phễu, để lên đó là một lát thịt ba chỉ luộc, một con tôm đã bóc vỏ, một nhúm bì trộn thính, ớt xanh, hạt tiêu hoặc muối trắng. Sau đó mới đưa tất cả vào miệng thưởng thức. Những lần sau sẽ ăn các loại lá khác, vì nếu cho nhiều loại lá một lúc sẽ khó cầm và khó ăn.
Nhờ có sự kết hợp của nhiều loại lá ăn cùng với mẻ nên món ăn có vị chát chát, chua chua, cay cay, nồng nồng rất ngon miệng. Ăn một miếng là muốn ăn hoài, ăn mãi. Các bạn hãy nhớ nhé, tới Kon Tum ngoài việc tới thăm Tòa Giám mục tuyệt đẹp, vườn hoa cà phê thơm ngát thì đừng quên thưởng thức món gỏi lá có một không hai này.
Trong chuỗi các hoạt động nhằm phục hồi, phát triển du lịch và hướng tới kỷ niệm 47 năm giải phóng miền Nam...
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với các lĩnh vực khác trong xã hội, lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng nặng...
Huyện Tu Mơ Rông có tiềm năng lớn trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên,...
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, từ 00 giờ ngày 7/7, tỉnh Kon Tum đã tạm dừng toàn bộ hoạt...
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng, từ 0h ngày 21/6/2021, Sở Giao thông...
Trước những khó khăn mà người dân miền Trung đang gặp phải do mưa lũ gây ra, người dân tại tỉnh Kon Tum đã có...
Mưa lớn kéo dài trong những ngày vừa qua đã khiến 3 người ở tỉnh Kon Tum tử vong, đồng thời gây thiệt hại...
Trước diễn biến nhanh, khó lường của dịch bệnh Covid-19, để kiểm soát nguồn lây từ ngoài vào, tỉnh Kon Tum...
Liên quan vụ tai nạn xe khách đặc biệt nghiêm trọng trên quốc lộ 14C, đoạn qua đèo Ngọc Vin, xã Rờ Kơi, huyện...
Các khảo sát về đa dạng sinh học mới đây của Tổ chức Fauna & Flora International (FFI) đã tiết lộ một “kho...
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, trong 2 ngày vừa qua, ngành y tế địa phương ghi nhận 3 ca dương...
Là một trong các hoạt động kích cầu du lịch nội địa, tạo thêm sản phẩm, điểm nhấn thu hút du khách tại địa...