Văn hóa

Nghệ thuật sân khấu Dù Kê và Rô Băm của người Khmer

14:28 - 29/11/2019
Đồng bào Khmer Nam bộ có nền văn hóa đa dạng góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam. Nói đến nghệ thuật sân khấu của người Khmer Nam bộ thì không thể không nhắc đến hai loại hình tiêu biểu là sân khấu Rô Băm và Dù kê.

Dù Kê là loại hình sân khấu dân gian của người Khmer, còn có tên khác gọi là “Lakhôn Bassắc”

Theo một số tài liệu, sân khấu Dù Kê ra đời vào khoảng năm 1920 do người Khmer ở khu vực ĐBSCL sáng tạo và được công chúng dân tộc Khmer đón nhận rầm rộ

Vở Dù kê "Tup Song Va" do đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Bạc Liêu biểu diễn 

Hình tượng chằn trong sân khấu Dù Kê của người Khmer Nam bộ 

Vỡ Dù Kê "Giữ yên bờ cõi" do CLB văn hóa chùa Bốn Mặt (huyện Châu Thành, Sóc Trăng) biểu diễn

Loại hình nghệ thuật sân khấu Dù Kê thường được biểu diễn trong các lễ hội của người Khmer. Hiện là Di sản văn hóa Phi vật thể của dân tộc và Nhân loại

Nghệ thuật sân khấu Rô Băm là loại hình nghệ thuật cổ điển... 

...có giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer 

Nhiều người gọi sân khấu Rô Băm là sân khấu “kịch múa”

Các điệu múa trong Rô Băm rất sinh động và mềm mại

Vở Rô băm "Preh Chinh Na Vong" biểu diễn bởi Đoàn nghệ thuật Resmay Bưng Chông, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Chằn (tiếng Khmer gọi là Yaks) đại diện cho phái ác trong sân khấu Rô băm

Hiện nay, Rô Băm ở Đồng bằng sông Cửu Long không được phát triển như cách đây nửa thế kỷ

Tỉnh Sóc Trăng chỉ còn một đoàn Bưng Chông, thuộc ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề là còn hoạt động 

Tháng 5 vừa qua, nghệ thuật sân khấu Rô Băm của người Khmer huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vừa đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thạch Hồng/ VOV ĐBSCL