Người lao động chịu thiệt thòi vì không nắm được luật
Dù chưa xảy ra trường hợp tai nạn lao động đáng tiếc nào, đồng thời luôn đảm bảo chế độ bảo hiểm cho công nhân, tuy nhiên, như rất nhiều doanh nghiệp khác, đơn vị này cho biết chưa nắm bắt đầy đủ về chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Thông tin từ cơ quan BHXH VN cho thấy, kết dư quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động hiện nay là gần 60.000 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ chi/thu thấp, đặc biệt là số chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau TNLĐ, BNN và số chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho NLĐ bình quân giai đoạn 2016 - 2021 chiếm tỷ trọng nhỏ nhất lần lượt là 0.08% và 0.23% so với tổng số chi các chế độ từ nguồn quỹ TNLĐ, BNN.
Cùng với việc cắt giảm, đơn giản các thủ tục, hồ sơ hưởng trợ cấp và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến các doanh nghiệp và người lao động về các chế dộ của Quỹ bảo hiểm Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những giải pháp mà các cơ quan chức năng đang hướng tới nhằm đảm bảo các quyền của người lao động một cách hiệu quả nhất.
Điều 54 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định: Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và được hưởng được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Cùng với nỗ lực của các cơ quan chức năng, bản thân người sử dụng lao động, công đoàn và đặc biệt là người lao động cũng cần chủ động nắm bắt đầy đủ các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp để tránh bị thiệt thòi.
Thực hiện: Minh Quyên – Ngọc Toàn – Lê Thanh