Video Tin trong nước

An toàn lao động khu vực phi chính thức: Cần giải pháp quyết liệt

5 năm sau khi Luật An toàn vệ sinh lao động có hiệu lực (2016-2021), nhiều vấn đề vốn được kỳ vọng giải quyết nhưng trên thực tế vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt ở khu vực lao động phi chính thức (lao động tự do, làng nghề), tai nạn lao động vẫn diễn ra ở mức báo động.
20:08 - 29/04/2021

Từ một lao động chính trong gia đình trở thành một người tàn phế. Tai nạn lao động xảy ra cách đây 4 tháng với nạn nhân này, khiến gia đình nhỏ vốn đã khó khăn lại càng trở nên thiếu thốn hơn. Trong một lần làm việc chẳng may bị gỗ keo từ tầng trên lao vào đầu gây tổn thương não, anh đã không thể đi lại được nữa.

Việt Nam hiện có 54 triệu người lao động, trong đó có khoảng 33 triệu người thuộc khu vực không có quan hệ lao động. Trên thực tế, những lao động này đều đang phải làm việc trong điều kiện lao động có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Song do chưa có ý thức trong việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nên tai nạn lao động vẫn thường xuyên xảy ra.

Bên cạnh đó, do nguồn lực còn hạn chế nên 5 năm qua kể từ khi Luật An toàn lao động có hiệu lực, công tác tuyên truyền, tập huấn, giám sát, đảm bảo an toàn cho người lao động tại làng nghề, lao động tự do vẫn chưa được tăng cường.

Mở rộng quy định đối với lao động phi chính thức – Luật An toàn Vệ sinh Lao động được kỳ vọng tạo tiền đề quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước dành nhiều sự quan tâm hơn đối với lao động khu vực này. Tuy nhiên từ thực tế triển khai trong 5 năm qua, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho khu vực lao động phi chính thời gian tới vẫn cần hơn nữa những giải pháp quyết liệt và chính bản thân mỗi người lao động.

Thực hiện: Minh Quyên – Ngọc Toàn

Mời quý vị xem các tin trong nước đã phát sóng tại đây./.