Hiện có hai diện ưu tiên trong xét tuyển Đại học: ưu tiên khu vực (cộng thêm 0,25-0,75) và ưu tiên đối tượng chính sách (1-2 điểm). Theo quy chế mới, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0). Như vậy, một thí sinh có thể được cộng tối đa 2,75 điểm ưu tiên.
Sau khi quy chế mới được công bố đã ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề cộng điểm ưu tiên.
Hiện có hai diện ưu tiên trong xét tuyển Đại học: ưu tiên khu vực (cộng thêm 0,25-0,75) và ưu tiên đối tượng chính sách (1-2 điểm). Theo quy chế mới, mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0). Như vậy, một thí sinh có thể được cộng tối đa 2,75 điểm ưu tiên.
Sau khi quy chế mới được công bố đã ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề cộng điểm ưu tiên.
Dù có thể hạn chế tình trạng điểm chuẩn vượt quá 30 điểm và hiện tượng 27-28 điểm vẫn trượt ĐH, nhưng quy chế cộng điểm mới lại vô hình chung tạo sự phân biệt giữa học sinh điểm thấp nhưng được cộng điểm ưu tiên ở mức cao và học sinh giỏi, thi đạt điểm cao lại được cộng mức điểm ưu tiên rất thấp, thậm chí là không được cộng. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề cốt lõi nằm ở sự phân hóa đề thi chứ không phải là điểm ưu tiên.
Quy chế thay đổi điểm cộng ưu tiên này dự kiến áp dụng từ năm 2023. Do đó, còn nhiều thời gian để Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thêm , bổ sung để chính sách công bằng và hợp lý hơn.
Anh Vũ – Trọng Khánh – Chí Phương
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.