Hội thảo có sự tham góp ý kiến của các nhà khoa học, doanh nghiệp du lịch về sử dụng công nghệ trong đổi mới sản phẩm tại di tích nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan.
Thời gian qua, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng và các di tích, danh thắng nói chung phải đối mặt với nhiều tác động do bệnh dịch gây ra. Để khắc phục khó khăn này, đòi hỏi Văn Miếu - Quốc Tử Giám phải có những sản phẩm văn hóa du lịch mới được thiết kế từ sự phát triển của số hóa, công nghệ về lưu trữ cùng các phần mềm tái hiện đa phương tiện.
Đại biểu tham dự hội thảo cũng đã trao đổi, chia sẻ, cập nhật các quan điểm, sự chuyển đổi phương pháp và cách tiếp cận giải pháp công nghệ, xu hướng mới để hoạt động của di tích nói chung hiệu quả hơn, phù hợp hơn.
Cụ thể, có thể xây dựng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sản phẩm mới mà ở đó công chúng được tiếp cận, khai thác và tương tác với di sản nhưng không làm tổn hại đến di sản, di tích. Công chúng được sử dụng kính thực tế ảo hoặc thông qua công nghệ tìm hiểu, nghiên cứu, học tập về các hình ảnh, diện mạo Văn Miếu xưa, nội dung, ý nghĩa các câu chuyện, truyền thuyết, giai thoại… dựa trên dữ liệu lịch sử, qua đó hiểu hơn lịch sử của Văn Miếu, của Thăng Long - Hà Nội.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu tham dự được trải nghiệm 9 sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại đã, đang và hướng tới được thực hiện tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đặc biệt là mà trình diễn công nghệ 3D Mapping kể chuyện đạo học Việt Nam tại sân Nhà Thái học đã được tái hiện lại để các chuyên gia, học giả có thể tham khảo, góp ý.
Thu Hương - Trọng Khánh
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.