Video Tin trong nước

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian thương mại điện tử

Theo số liệu thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện có hơn 70% dân số dùng internet, trong đó có 55% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến, 72 triệu người dùng mạng xã hội.
14:08 - 25/03/2023

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian thương mại điện tử

Sự bùng nổ của sàn thương mại điện tử, dịch vụ kinh doanh trực tuyến trên facebook, zalo… đã giúp cho việc mua sắm của người dân trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn. Thế nhưng bên cạnh đó cũng không ít câu chuyện “dở khóc, dở cười” về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến. 

Theo số liệu của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, trong năm 2022, nhiều người tiêu dùng đối mặt với những rủi ro khi tham gia các giao dịch thương mại điện tử: Chất lượng kém so với quảng cáo: 42%, vận chuyển và giao nhận kém: 25%, dịch vụ chăm sóc khách hàng kém: 22%. 

Xác định phần lớn những người tiêu dùng bị thiệt hại khi giao dịch thương mại trên không gian mạng là những người yếu thế, hiện Bộ Công thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và tiếp nhận các góp ý, chỉnh sửa để có thể trình phê duyệt trong thời gian tới. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật quy định về giao dịch trên không gian mạng, giao dịch trên nền tảng số… đã được bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng. 

Việt Nam đặt mục tiêu đạt 20% từ kinh tế số trong GDP, trong đó phần lớn là thương mại điện tử. Do vậy, việc bổ sung, hoàn thiện chính sách để tăng hiệu quả của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là rất cần thiết để hiện thực hóa mục tiêu này, bởi lẽ bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội.

Thực hiện: Anh Vũ – Trọng Khánh