Video Tạp chí Y tế và Sức khỏe cộng đồng

Bệnh nhân thiếu kiểm soát mỡ máu – Biến chứng xơ vữa động mạch vành

Một bộ phận bệnh nhân phát hiện bị mỡ máu khi bệnh chuyển sang xơ vữa động mạch vành, một bộ phận khác khi phát hiện mỡ máu không duy trì uống thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt. Trong khi xơ vữa động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong cao ở người cao tuổi.
17:36 - 30/09/2024

Bệnh nhân thiếu kiểm soát mỡ máu – Biến chứng xơ vữa động mạch vành

Bà Oanh đã phát hiện rối loạn mỡ máu năm 60 tuổi, vậy mà bệnh liên tục tiến triển nặng sang xơ vữa động mạch vành khiến bà phải đặt 2 stend mạch vành trong hơn 10 năm qua. Hiện ở tuổi 73, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, thuốc là một phần không thể thiếu để duy trì cuộc sống hàng ngày của bà.

Ông Hưng 64 tuổi đã có 4 năm phát hiện mỡ máu, dù thời gian phát hiện bệnh chưa lâu nhưng bệnh đã chuyển sang xơ vữa mạch vành khiến ông phải nhập Bệnh viện E cấp cứu và tưởng không qua khỏi bởi cơn nhồi máu cơ tim cấp. Ông được chẩn đoán   hẹp 2 nhánh mạch vành, năm 2023, các bác sỹ đã thực hiện phẫu thuật nong mạch đặt 1 stend, sắp tới sẽ tiếp tục đặt stend thứ 2.

Rất may là cả 2 bệnh nhân đều cấp cứu kịp thời và đủ điều kiện chọn giải pháp đặt stent mở rộng mạch máu bị tắc nghẽn, cải thiện dòng máu và giảm nguy cơ các biến chứng như đau thắt ngực. Stent giúp thông mạch máu sau khi đã loại bỏ tắc nghẽn, giúp duy trì dòng máu đến các khu vực quan trọng như cơ tim.

Theo thống kê có 71% người mắc bệnh mỡ máu cao không hề biết mình bị bệnh do các triệu chứng không rõ ràng, chỉ phát hiện khi xét nghiệm máu định kỳ. Các dấu hiệu phát hiện rối loạn lipid máu thường là khi đã ảnh hưởng đến các cơ quan khác như não, thận, tim…đặc biệt là xơ vữa động mạch vành. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm mỡ máu và cần làm gì để giảm biến chứng từ rối loạn mỡ máu?

Thực hiện: Mai Lan – Đức Thành