Terry Hughes, giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu san hộ tại Đại học James Cook, cho biết, nhiệt độ nước biển cao kỷ lục đã gây ra tình trạng tẩy trắng san hô trong năm 2016 và 2017, khiến cho số lượng san hô con và san hô đang sinh sản trở nên ít đi.
Theo giáo sư Terry Hughes, cách duy nhất để đảo ngược tình thế này là phải giải quyết tận tốc vấn đề mà đó chính là sự ấm lên toàn cầu: "Nếu chúng ta không xử lý vấn đề này ở quy mô toàn cầu, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thêm, chẳng hạn khoảng 3-4 độ so với mức tiền - công nghiệp, thì chúng ta sẽ không còn nhận ra những gì còn lại của rặng san hô Great Barrier."
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), rạn san hô Great Barrier bao phủ diện tích khoảng 348.000 km2, được công nhận là Di sản thế giới năm 1981 với tư cách là hệ sinh thái rạn san hô rộng lớn và đặc biệt nhất trên hành tinh./.
Mời quý vị xem các tin tức Thế giới đó đây đã phát sóng tại đây./.