Dù đồng tình với việc điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP xuống 4,5%, xong theo đại biểu, các giải pháp Chính phủ đưa ra chưa đủ mạnh, các chính sách tài khóa có vẻ còn dè dặt khi chủ yếu dừng lại ở biện pháp giãn, hoãn thời điểm nộp thuế ở một số thời điểm. Với mức nợ công hiện tại, theo đại biểu vẫn còn dư địa thực hiện biện pháp giãn, hoãn thuế với liều lượng mạnh hơn trong thời gian tới. Việc cơ cấu hạn nợ và lãi suất mới chỉ giúp doanh nghiệp cầm máu và chữa lành vết thương, tạo động lực mới trong phát triển doanh nghiệp. Do đó vẫn cần những gói hỗ trợ dài hạn hơn cho doanh nghiệp.
Cùng với việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, các ý kiến cũng đề nghị, Việt Nam cần chuẩn bị tâm thế để đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư, tái cấu trúc nền kinh tế, nếu làm tốt điều này, Việt Nam sẽ có cơ hội hóa rồng.
Làm rõ thêm các vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh về những việc tiếp tục cần phải làm để hỗ trợ doanh nghiệp.
Cũng theo bộ trưởng, Chính phủ đã thành lập tổ tư vấn đặc biệt để đón nhận làn sóng đầu tư mới khi các tập đoàn đa quốc gia đang đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa địa điểm đầu tư và tái định vị cơ sở sản xuất sau đại dịch Covid-19. Chính phủ và các bộ ngành, địa phương sẽ tạo mọi thuận lợi về mặt bằng sản xuất, xây dựng các chính sách ưu đãi cần thiết, hấp dẫn, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính và nguồn nhân lực./.
Thực hiện: Vũ Khuyên - Chí phương
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.