Các vấn đề được các đại biểu tập trung cho ý kiến là những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; nội dung điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, các biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong thời gian tới.
Sau khi nghe Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, một số đại biểu nhân định, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 đã thể chế hóa kịp thời đường lối, nghị quyết của Đảng, đáp ứng yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Công tác lập chương trình có nhiều đổi mới, tập trung cho chất lượng, vai trò, trách nhiệm của Quốc hội.
Khẳng định công tác lập và triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm đã có nhiều đổi mới, bảo đảm tính linh hoạt, nhưng vẫn bảo đảm tính chặt chẽ, thận trọng, tính khả thi của chương trình. Sự phối hợp ở từng khâu, từng bước trong quy trình xây dựng luật ngày càng nhuần nhuyễn và hiệu quả song, một số ý kiến cho rằng, công tác xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm cần đổi mới theo hướng tổng thể và dài hạn hơn, gắn với định hướng xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ.
Đề cập đến tình trạng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua, được ban hành nhưng chậm được triển khai, nhiều đại biểu mong muốn cần có giải pháp để luật, pháp lệnh được triển khai nhiều nhất trong thực tiễn cuộc sống.
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tiếp thu ý kiến đại biểu và giải trình một số vấn đề liên quan đến những tồn tại trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thời gian qua và tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
Thực hiện: Huy Vinh - Chí Phương
Mời quý vị xem các tin trong nước đã phát sóng tại đây./.