Người phụ nữ này giờ đây rất sợ chết – không phải vì bản thân bà mà bà lo rằng, sẽ không còn ai chăm lo tốt hơn cho người chồng thường xuyên ốm đau bệnh tật do di chứng chất độc hóa học và đứa con trai hơn 40 tuổi vẫn còn ngây ngô này.
Còn đây là một trường hợp khác. Do ông nội là nạn nhân chất độc da cam nên đến giờ, mặc dù đã 15 tuổi nhưng em Dương Ngọc Hải vẫn như một đứa trẻ ngây ngô. Căn bệnh tâm thần phân liệt đã khiến em không có cơ hội đến trường.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước còn khoảng 75.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2, 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3 và đã có nạn nhân thế hệ thứ 4 phải gánh chịu nỗi đau này.
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng mới chỉ dừng lại ở thế hệ thứ 2 của nạn nhân nhiễm chất độc hóa học. Việc xem xét chế độ, chính sách cho thế hệ thứ 3 đã được các cấp, các ngành nhiều lần đưa ra bàn thảo nhưng đến nay vẫn chưa đạt được kết quả tích cực.
Năm 202, nhân Kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam và Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam (10/8/196 - 10/8/2021), đây là dịp để chúng ta nhìn lại thảm họa da cam và công cuộc khắc phục hậu quả của chất độc hóa học trong chiến tranh, qua đó nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ nạn nhân chất độc da cam.
Đối với gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin thì di chứng chất độc hóa học ảnh hưởng đến các thế hệ là nỗi đau xót tột cùng. Một gia đình có ba thế hệ cùng bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam thì nỗi đau ấy nhân lên vạn lần. Và họ - các gia đình nạn nhân chất độc da cam vẫn mong chờ một sự quan tâm cùng những chính sách mới.
Minh Quyên - Ngọc Toàn
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.