Cần tính toán những tác động khi điều chỉnh giá điện bán lẻ
Sau 2 năm chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch covid 19, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đi vào ổn định và bắt đầu có lãi thời gian gần đây. Quy mô doanh nghiệp không lớn nên mọi chi phí ở mức tối giản, hợp lý, tiết kiệm luôn được doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.
Tuy rằng ngay lập tức giá điện chưa tăng ngay nhưng các chi phí khác như giá hàng hóa, dịch vụ, giá nguyên vật liệu thì đã có dấu hiệu rục rịch tăng.
Mặc dù chỉ tăng tối đa 600đ nhưng khi cộng dồn vào thì đó số tiền cũng không hề nhỏ. Đây cũng là nỗi lo của nhiều người dân khi mùa hè sắp đến và lượng tiêu thụ điện sinh hoạt cũng sẽ tăng cao hơn so với bình thường.
Theo các chuyên gia, với giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.864 đồng/kWh, tức là dưới 2.000 đồng/kWh, ngành điện đang phải bù lỗ. Do vậy việc điều chỉnh khung giá điện tính đúng, tính đủ là yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên, trước khi tăng giá điện, phải tính đến phương án lạm phát, vì điện chiếm tỉ trọng tương đối nhiều trong cả nền sản xuất, tiêu dùng cũng như đời sống, sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó các biện pháp để kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng khác cũng cần phải được quan tâm.
Dù khẳng định việc tăng giá điện là chắc chắn, song các chuyên gia cũng cho rằng, năm 2023 được dự báo khó khăn, thách thức lớn hơn rất nhiều, nên mức tăng phải bảo đảm tác động nhỏ nhất tới các đối tượng chịu tác động khi điều chỉnh giá./.
Thực hiện: Tiến Dũng – Chí Phương