Năm nào chị Đặng Thị Mai Thu cũng tham gia lễ cầu an giải hạn cho gia đình tại chùa. Duy có năm nay, chị đóng góp tiền và nộp danh sách các thành viên trong gia đình, nhà chùa dâng sao giải hạn và không có sự tham gia của gia chủ.
Chị Liên là con dâu trưởng trong gia đình truyền thống có 7 anh chị em và 4 thế hệ sinh sống. Bàn thờ được đặt trang trọng ở vị trí chính giữa ngôi nhà, thuận tiện cho chị và các thành viên trong gia đình chăm chút từng bông hoa, trái quả, mâm cỗ cúng tổ tiên, gia tộc ngày giỗ, Tết, ngày rằm, mùng 1. Với chị thì 3 thứ quan trọng "thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa".
Nhà báo Tuyết Nhung cũng đã nhiều năm nghiên cứu, phản ánh các vấn đề văn hóa ẩm thực, tín ngưỡng Hà Nội. Chị cũng vừa ra mắt cuốn sách Hà Thành, hương xưa vị cũ, gần 100 món ăn truyền thống, trong đó không thể thiếu món cỗ chay nhà chùa. Hiểu về văn hóa tín ngưỡng nghi thức cúng cầu an, chị cũng những người bạn trong CLB nhà báo nữ cũng đã có quan điểm riêng về câu chuyện cầu an trực tuyến.
Mục đích của đạo Phật ra đời là để khuyên người ta hướng thiện, làm lành, lánh dữ, mục đích tối thượng là để đạt đến giải thoát mọi khổ đau trần tục. Vì vậy, cầu an trực tiếp hay trực tuyến cũng chỉ là hình thức truyền tải tín ngưỡng văn hóa tâm linh. Việc nộp tiền tự nguyện để cầu an thể hiện lòng thành của mỗi người cần phải được rõ ràng, minh bạch, tránh những tiêu cực hoặc trục lợi gây dư luận xấu trong xã hội.
Thực hiện: Mai Lan, Ngọc Toàn
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.