Vốn theo học chuyên ngành âm nhạc học tại Học viện Quốc gia Việt Nam, với chị Mai Đức Hạnh, việc tìm đọc các tác phẩm về nghệ thuật, âm nhạc vừa là sở thích, vừa là yêu cầu bắt buộc để nâng cao kiến thức chuyên môn.
Tuy nhiên, trong vô vàn các tác phẩm từng đọc, “Câu chuyện nghệ thuật” là một trong những tác phẩm để lại cho chị nhiều xúc cảm, thêm nhiều kiến thức đa dạng về nghệ thuật, có thêm hành trang để tiếp cận các cuốn sách chuyên ngành dễ dàng hơn.
Còn với tiến sĩ lịch sử Vũ Đức Liêm, việc ra mắt những cuốn sách như “Câu chuyện nghệ thuật” có ý nghĩa rất lớn lao, bởi cuốn sách không chỉ phù hợp cho những người đang làm việc trong ngành nghệ thuật mà với công chung nói chung, những nhà nghiên cứu lịch sử như anh nói riêng sẽ có một bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của thế giới. Bởi lịch sử không chỉ đơn thuần là về những cuộc chiến mà ở đó còn là sự hình thành của văn hóa, nghệ thuật…
28 chương sách đưa người đọc vào một cuộc hành trình khám phá sự phát triển của nghệ thuật châu Âu. Đặc biệt, 600 trang sách về lịch sử nghệ thuật được kể một cách dễ hiểu, không sử dụng bất ký biệt ngữ hay các ẩn dụ lý thuyết phức tạp, bởi ban đầu Gombrich viết cuốn sách với mong muốn dành cho các độc giả trẻ vừa bước chân vào thế giới nghệ thuật.
Cuốn sách sẽ giúp những người ngoại đạo thấy được đường hướng phát triển của câu chuyện mà không bối rối với vô vàn tiểu tiết, đưa độc giả đến một trật tự dễ hiểu với phong phú tên gọi, những thời kỳ và phong cách vốn ngập tràn trong các tác phẩm đầy tham vọng, nhằm trang bị cho quá trình tiếp cận các tác phẩm chuyên ngành sau đó dễ dàng hơn.
Thực hiện: Huyền Phương – Ngọc Toàn
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.