Điều đáng nói là hơn 90% nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính quyền, một nửa trong số đó chưa từng kể với ai về tình trạng bạo lực của mình.
Tuổi thơ từng chứng kiến mẹ của mình bị nhiếc móc, bạo hành tinh thần vì không sinh được con trai nên Hương Sáng rất thấu hiểu những tổn thương mà bạo hành tinh thần gây ra. Vì vậy thông điệp mà em muốn gửi tới thế hệ trẻ hiện nay là “Không nên bạo lực ngôn từ và xúc phạm tới phụ nữ”.
Thực tế, bạo hành với phụ nữ và trẻ em gái không chỉ gây ra những đau đớn về mặt thể xác, mà còn gây ra những tổn thương, những vết cắt sâu trong tâm lý, tinh thần của nạn nhân. Nhưng điều đáng nói là hơn 90% nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính quyền, một nửa trong số đó chưa từng kể với ai về tình trạng bạo lực của mình.
Với thông điệp mạnh mẽ là không khoan nhượng với tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, giải chạy: “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” đã được tổ chức. Với chủ đề “Chấm dứt im lặng là chấm dứt bạo lực”, giải chạy đã góp phần nâng cao nhận thức của công chúng và kêu gọi sự thay đổi trong xã hội, nói KHÔNG với mọi hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.
“Đừng ngại lên tiếng cho chính mình, hãy chiến đấu vì ước mơ của bạn”, “Nếu bạo lực bắt đầu với nam giới thì có thể kết thúc từ nam giới”, Dừng bạo lực – tích cực yêu thương”…hy vọng những thông điệp như thế này sẽ được lan tỏa nhiều hơn nữa trong cộng đồng để toàn xã hội cùng vào cuộc, chung tay xây dựng một đất nước – nơi tất cả phụ nữ và trẻ em gái đều được tôn trọng và bảo vệ./.
Thực hiện: Minh Quyên, Ngọc Toàn