Video Tin trong nước

“Chuyện nghề, chuyện đời, chuyện bốn phương” – Nghề báo với văn hóa đọc

Với những người làm báo, việc đọc sách quan trọng hơn ai hết, bởi với nghề báo, đọc không chỉ để tiếp cận tri thức mà đó còn là cách tự học tập, trau dồi kỹ năng, phương pháp làm báo, bắt kịp với thời đại.
13:45 - 21/04/2024

“CHUYỆN NGHỀ, CHUYỆN ĐỜI, CHUYỆN BỐN PHƯƠNG” – NGHỀ BÁO VỚI VĂN HÓA ĐỌC

“Chuyện nghề, chuyện đời, chuyện bốn phương” là cuốn sách của nhà báo Nguyễn Lương Phán được ra mắt vào đúng dịp Đài Tiếng nói Việt Nam hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024. Cuốn sách tổng hợp những bài báo nổi bật của nhà báo, kể lại những câu chuyện và kỷ niệm của chính nhà báo trong suốt quá trình làm nghề, có thể coi là một tài liệu quí giá về chuyên môn nghiệp vụ để những người làm báo tham khảo. 

“Chuyện nghề, chuyện đời, chuyện bốn phương” chỉ là một trong rất nhiều những ấn phẩm sách về nghề báo được xuất bản và trở thành những tư liệu đáng giá cho các phóng viên, nhà báo. Không chỉ để tham khảo, phục vụ nghiên cứu mà còn trau dồi kiến thức, khẳng định tầm quan trọng cảu việc đọc sách đối với người làm báo.

Ngày nay, với các nhà báo trẻ, việc đọc lại càng quan trọng hơn bởi xu hướng báo chí và truyền thông thay đổi qua từng ngày, đòi hỏi người làm báo phải có cả kiến thức, kỹ năng và cả khả năng cập nhật, làm mới kho tàng tri thức.

Nhà báo đọc để nuôi dưỡng, bổ sung tri thức phục vụ chuyên môn; ngược lại công chúng  cũng sẽ “đọc” tri thức thông qua ngòi bút của nhà báo. Điều đó đã thể hiện trách nhiệm của người làm báo trong việc tiếp thu và truyền tải tri thức thông qua việc đọc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống xã hội hiện nay.

Thực hiện: Quỳnh Trang – Lê Hải