CÓ NÊN CẤM TUYỆT ĐỐI NỒNG ĐỘ CỒN KHI THAM GIA GIAO THÔNG?
Trong dự thảo Luật TTATGT đường bộ, tại điều 8 quy định 28 nhóm hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông, trong đó có “Điều khiện phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”… được đánh giá là rất cần thiết trước tình hình tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn vẫn còn phổ biến. Tuy nhiên, các ĐBQH cho rằng nên có hình thức quy định để có ngưỡng nồng độ cồn ở mức nào thì bị phạt.
Vẫn còn đó những vụ TNGT liên quan đến nồng độ cồn...Mặc dù lực lượng CSGT thường xuyên lập chốt xử lý. Song, để trông chờ vào ý thức tự giác của người dân thì vẫn rất khó, mà phải siết chặt hơn nữa bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về trật tự ATGT.
Khi thẩm tra nội dung này, Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho biết một số ý kiến đề nghị cân nhắc vì cho rằng quy định này quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam. Ngoài ra, các chuyên gia đề nghị nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức độ phù hợp đối với từng loại phương tiện; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.
Sau thời gian thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể, chứng minh được hiệu quả của quy định trên trong thực tế. Với những đề xuất nghiên cứu mức nồng độ cồn cho phép phù hợp với từng loại phương tiện giao thông, theo Bộ Công an phải nghiên cứu, đánh giá thận trọng trên cơ sở bảo đảm yêu cầu thực tiễn, có căn cứ khoa học và bảo đảm tính khả thi.
Thực hiện: Thu Hương – Chí Phương