Các báo cáo tại hội thảo cho thấy, xuất khẩu sang các thị trường mới trong CPTPP ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng (trong khoảng từ 26%-36%). Năm 2020, dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu sang 6 nước trong CPTPP duy trì ở mức 34 tỉ USD, tăng 12,02%. Trong bối cảnh hầu như tất cả các đối tác CPTPP đều giảm nhập khẩu, việc Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng này cho thấy CPTPP đang ít nhiều tạo ra những tác động ban đầu tích cực.
Bên cạnh những mặt tích cực, sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhiều. Trung bình khoảng 20 doanh nghiệp mới có 1 doanh nghiệp biết rõ về các cam kết trong CPTPP. Trong số những doanh nghiệp biết về CPTPP thì chỉ có 1/4 doanh nghiệp tận dụng được các lợi ích từ Hiệp định này. Việc xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa vào các thị trường truyền thống như châu Á và ASEAN.
Từ các kết quả thực thi 2 năm đầu, có thể thấy Hiệp định CPTPP dù có những tác động tích cực nhưng còn thấp hơn kỳ vọng mà nguyên nhân không chỉ do các biến cố khách quan như dịch Covid-19 mà còn ở các vấn đề chủ quan từ quản lý Nhà nước và cách thức vận hành của doanh nghiệp. Dù vậy, dư địa hợp tác với các nước trong khối CPTPP còn nhiều, doanh nghiệp Việt Nam cần đổi mới, tăng tốc và sẵn sàng hội nhập để tận dụng hiệu quả những ưu thế của CPTPP trong thời gian tới.
Anh Vũ - Quốc Hùng - Hồng Ngọc
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.