Đảm bảo bình ổn thị trường hàng tiêu dùng dịp cuối năm
Chỉ còn gần 2 tháng nữa là kết thúc năm 2023 và sau đó là Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trong bối cảnh mặt bằng giá cả hàng hóa thế giới tăng cao, người tiêu dùng lo ngại giá cả các mặt hàng thiết yếu giáp Tết cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, các ngành chức năng và hệ thống bán lẻ đang thực hiện nhiều giải pháp để bình ổn thị trường...
Đại diện hệ thống siêu thị này cho biết, để đảm bảo nguồn hàng hóa dồi dào và giá cả ổn định phục vụ nhân dân mua sắm dịp cuối năm và Tết, ngay từ đầu tháng 5, bộ phận thu mua đã làm việc với các nhà cung cấp, đánh giá sức mua thị trường, lên kế hoạch đảm bảo chủ động nguồn hàng, mặt bằng giá và bám sát nhu cầu thị trường.
Không chỉ thúc đẩy các giải pháp kích cầu mua sắm trực tiếp, càng về cuối năm, hoạt động thương mại trên các sàn thương mại điện tử cũng ngày càng sôi động. Sàn thương mại điện tử này nhận định giai đoạn cuối năm là thời điểm nhu cầu mua sắm trực tuyến gia tăng. Dự báo nhu cầu hàng hóa sử dụng vào dịp cuối năm 2023 sẽ tăng 7-15%
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cũng chủ động quay lại thị trường trong nước và đẩy mạnh thương mại nội địa thông qua cả kênh thương mại điện tử và trực tiếp.
Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường.
Nhiều nhà bán lẻ cũng cho biết, đã làm việc với các nhà cung cấp từ giữa năm để lên phương án chuẩn bị nguồn hàng. Giữ giá bán bình ổn, tăng khuyến mãi đối với hàng thiết yếu, mặt hàng dành riêng cho mùa Tết nhằm kích cầu tiêu dùng trong nước./.
Thực hiện: Vũ Đào – Chí Phương – Trọng Khánh