Gần 90 tuổi, ông Nguyễn Văn Sâm - nguyên thủ từ đền Bạch Mã chưa thể quên được ký ức về ngày này cách đây hơn 10 năm, ông đã phát hiện và đào lại được giếng ngọc trong đền Bạch Mã. Giếng này cực kỳ quan trọng trong tổng thể giá trị văn hóa tâm linh còn lưu giữ lại tại đền. Cũng từ sự linh thiêng đó mà người dân trên phố Hàng Buồm nâng niu, gìn giữ, họ sử dụng nước giếng làm nước cúng mỗi ngày rằm, mùng 1.
Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) - vị thần gốc của Hà Nội cổ. Hiện nay, nhiều các di vật cổ còn được lưu giữ như tượng đồng thần Long Đỗ, bia đá, sắc phong, lư hương, hoành phi câu đối. Có hơn một nghìn năm lịch sử, Đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
Một vấn đề mà PGS. TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam rất trăn trở là phải biến tài nguyên du lịch thành sản phẩm du lịch cho doanh thu tốt theo cách nào?
Chúng ta đã có những ví dụ khai thác du lịch thành công. Đó là di tích Hỏa Lò tự chủ tài chính và doanh thu một năm trên 10 tỷ đồng, Văn Miếu Quốc Tử Giám doanh thu 50 tỷ đồng, đền Ngọc Sơn trên 30 tỷ đồng. Việc xây dựng sản phẩm du lịch từ câu chuyện văn hóa tín ngưỡng, di vật lịch sử giếng ngọc hay phi vật thể lễ hội… của đền Bạch Mã rất có thể là chi tiết đắt để thu hút khách du lịch đến với đền Bạch Mã, từ đó có thể bán được sản phẩm du lịch, kết nối chuỗi kinh tế du lịch di tích đình, đền, chùa ở Hà Nội.
Thực hiện: Mai Lan - Đức Thành
Mời quý vị xem các Tin tức đã phát sóng tại đây./.