Video Tạp chí Y tế và Sức khỏe cộng đồng

Dị dạng tĩnh mạch chi thể phát hiện sớm – Giảm nguy cơ cắt cụt chi

Dị dạng tĩnh mạch là một loại dị dạng mạch máu thường gặp nhất với tỉ lệ lên đến 50%. Các tổn thương của dị dạng tĩnh mạch có thể rất nhỏ hoặc trong thời gian dài mới phát bệnh. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện muộn.
15:13 - 16/12/2024

Dị dạng tĩnh mạch chi thể phát hiện sớm – Giảm nguy cơ cắt cụt chi 

Anh Hoàng Văn Tuấn bị dị dạng mạch chân bẩm sinh, bệnh được phát hiện khi anh 10 tuổi, ngay lập tức gia đình cho anh nhập viện, phẫu thuật  cắt búi dị dạng. Từ đó anh có thể đi lại bình thường và có cuộc sống khỏe mạnh như bao trẻ em cùng trang lứa. Rất may anh phát hiện sớm và can thiệp kịp thời khi bệnh của anh tái phát sau 30 năm. Anh tiếp tục nhập Bệnh viện Việt Đức để tiếp tục điều trị.

Dị dạng tĩnh mạch là một khối mềm dễ ấn xuống, vị trí bị tổn thương thường có màu xanh tím, đôi khi có thể sờ thấy các nốt vôi hóa bằng tay. Phần lớn bệnh nhân tái phát bệnh sau từ 1 năm tới 5 - 6 năm điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, do búi cơ không được xử lý triệt để, bệnh nhân để to, ăn sâu vào búi cơ, cơ xương khớp. Vì vậy mà việc phát hiện sớm, khi búi dị dạng còn nhỏ là rất quan trọng, quyết định việc làm sạch búi cơ ở mức tối đa, từ đó bệnh có thể khỏi hẳn hoặc tái phát thì cũng là cả quá trình suốt nhiều năm tháng cuộc đời.

Dị dạng tĩnh mạch có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể và gây tổn thương như: Dị dạng tĩnh mạch chi sẽ làm mất cân đối hai chi. Nếu người bệnh nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở chí thể thì cấn đi thăm khám sớm để tránh biến chứng cắt cụt chi do khối dị dạng tĩnh mạch để to, lan rộng và phát triển phức tạp./.

Thực hiện: Mai Lan - Lê Thanh