Năm 2020, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp hỗ trợ ngành du lịch. Nhưng một số biện pháp như giãn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), giảm giá điện... đã hết hiệu lực.
Một số biện pháp như giãn nộp bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp cắt giảm hơn 50% số lao động chưa đem lại hiệu quả thiết thực.
Cách đây hơn 1 tháng, doanh nghiệp này cũng như nhiều DN lữ hành khác trong cả nước chuẩn bị cho “mùa” du lịch Tết Nguyên đán và xuân Tân Sửu 2021 với hy vọng gượng dậy một phần nào sau 1 năm thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19.
Nhiều sản phẩm du lịch mới được ra mắt, nhiều chiến dịch quảng bá được thực hiện, tuy nhiên sự bùng phát trở lại của dịch bệnh đã khiến hoạt động du lịch lại một lần nữa bị đình trệ.
Đến nay, khi tình hình đang dần được kiểm soát thì điều mà doanh nghiệp này cũng như nhiều doanh nghiệp lữ hành còn đang hoạt động mong muốn Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ để đơn vị duy trì được nguồn nhân lực hiện có.
Năm 2020 Chính phủ cũng đã ban hành một số biện pháp hỗ trợ ngành du lịch và đến nay một số biện pháp đó cũng đã hết hiệu lực.
Bên cạnh đó, trải qua 1 năm chiến đấu với dịch bệnh khiến nền kinh tế tăng trưởng thấp làm cho khả năng đáp ứng được các nhu cầu hỗ trợ doanh nghiệp là không cao.
Do đó, bên cạnh việc kỳ vọng vào những hỗ trợ trực tiếp từ phía Nhà nước thì các DN du lịch mong muốn Chính phủ có thêm những chính sách hỗ trợ người dân ổn định sản xuất, phát triển kinh tế và đặc biệt là triển khai nhanh chóng việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho toàn dân.
Với việc nhanh chóng kiểm soát dịch trong nước cũng như bắt đầu triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19, các doanh nghiệp du lịch đang kỳ vọng hoạt động lữ hành trong nước sẽ sớm phục hồi và có thể mở cửa đón khách du lịch quốc tế.
Thực hiện: Tiến Dũng – Anh Dũng
Mời quý vị xem các tin trong nước đã phát sóng tại đây./.