Vì vậy, để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 là một trong những nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với ngành y tế Việt Nam, đặc biệt là hiện nay Covid -19 vẫn có những diễn biến phức tạp, đáng lo ngại.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Tuân ở Hưng Yên phải vào Bệnh viện Phổi Trung ương điều trị lao. Bệnh nhân cho biết, con trai bệnh nhân bị bệnh lao cách đây mấy năm nhưng đã điều trị khỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân thấy sốt, ho, khó thở, toàn thân mệt mỏi, sút cân… nên đi khám và được chẩn đoán đã mắc bệnh lao.
Tương tự bệnh nhân Lê Trọng Hữu ở quận Long Biên, Hà Nội cũng có người nhà bị bệnh lao nên anh đã bị lây nhiễm nên phải vào bệnh viện điều trị.
Theo thống kê, hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện và hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo trong cộng đồng.
Chương trình Chống lao Quốc gia hiện đã phát hiện được khoảng hơn 100.000 người mắc lao, trong đó có khoảng 20.000 người được phát hiện đã điều trị tại khu vực y tế tư nhân. Tỷ lệ điều trị khỏi cho người mới mắc lần đầu đạt hơn 92%, đạt tỷ lệ khỏi bệnh cao cho người mắc lao đa kháng thuốc. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay đó là, do những tác động tiêu cực của dịch Covid -19 nên việc phát hiện bệnh nhân mắc lao đang có xu hướng giảm mạnh.
Để Việt Nam phấn đấu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, Chương trình Chống lao Quốc gia đã có những đổi mới trong công tác phòng, chống lao với ba nội dung hành động: một cam kết, hai đột phá, ba vận động. Về mặt cam kết, ngoài những cam kết chấm dứt bệnh lao từ Chính phủ, các cấp chính quyền, Bộ Y tế, thì cần cả sự cam kết của cộng đồng.
Ngọc Hòa - Ngọc Toàn
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.