Đã đi khắp Việt Nam, ông Gisubaia, du khách Pháp chia sẻ: Nhiều người Việt có thói quen sử dụng nhiều túi nilon trong sinh hoạt. Trong khi tại Pháp, tiền mua túi nilon đắt gấp nhiều lần vật liệu thân thiện với môi trường. Thậm chí, nhiều điểm du lịch tại Việt Nam còn rất nhiều rác.
Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) thống kê, năm 2018, Việt Nam đã thải ra hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa không được xử lý, chiếm gần 6% lượng rác thải nhựa trên thế giới. Tính riêng lượng rác thải nhựa ra biển, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới trong năm qua, ở mức 0,28 – 0,73 triệu tấn, khiến tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam ngày càng nguy cấp. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng chỉ số cạnh tranh du lịch của Việt Nam đứng thứ 129/136 về tính bền vững môi trường.
Theo thống kê năm 2018, ngành du lịch Việt Nam phục vụ hơn 80 triệu lượt khách nội địa và 15 triệu lượt khách nước ngoài. Với khách đi tour, các đơn vị lữ hành thông thường sẽ phát từ 1 đến 2 chai nước mỗi ngày. Như vậy, hàng trăm triệu chai nhựa đã qua sử dụng cần phải xử lý. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng thải ra môi trường nhiều rác nhựa như ống hút, túi nilon với số lượng lớn, khiến môi trường đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Rác thải nhựa là loại rác thải rất khó phân huỷ. Nhiều địa phương có điểm du lịch cũng đã chung tay hành động, thu gom rác thải, phân loại rác, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, chưa có sự đầu tư cho việc xử lý rác thải..... Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các bãi biển hiện nay ở Việt Nam, đã biến những địa điểm du lịch tuyệt đẹp trở thành “điểm đen” về môi trường sống./.
Mời quý vị xem lại các chương trình đã phát trên Vietnam Journey tại đây.