Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người đã từng sinh sống, lao động và học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên - Huế trong thời gian gần 10 năm (từ 1895-1901 và từ 1906-1909). Đây là thời kỳ đặc biệt quan trọng để hình thành nên nhân cách, lòng yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Và cũng chính trong thời kỳ này, Người đã để lại những dấu ấn sâu sắc tại mảnh đất cố đô, biểu hiện vật chất bằng hệ thống các khu di tích, trở thành một phần quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa đồ sộ của Thừa Thiên - Huế hôm nay.
Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế có khoảng 20 điểm di tích, trong đó có 4 di tích đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Tất cả những di tích, điểm di tích này được chính quyền địa phương quan tâm bảo tồn và xếp hạng từ khá sớm, ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trở thành những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, tiêu biểu. Đây là niềm tự hào của nhân dân Thừa Thiên - Huế.
Để triển khai đề án này, tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra các giải pháp thiết thực trong công tác phát huy giá trị Bảo tàng và hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế gắn với phát triển du lịch. Cùng trên dải đất miền Trung, di tích quốc gia đặc biệt lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (Nghệ An); hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên - Huế sẽ kết nối các vùng di sản trên con đường hành hương về nguồn của nhân dân cả nước.
Với sự quan tâm đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích đặc biệt này, trong những năm tới, đây chắc chắn sẽ là những địa chỉ không thể bỏ qua đối với du khách khi ghé thăm Huế, thành phố di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Thực hiện: Vũ Đào
Mời quý vị xem các tin trong nước đã phát sóng tại đây./.