Các khu chợ dân sinh là nơi ghi nhận mức giá leo thang rõ ràng nhất. Thời gian qua, giá xăng liên tục tăng đã tác động lớn đến thị trường. Giá các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm... đều tăng tùy theo từng loại. Nhưng thực phẩm là mặt hàng thiết yếu, dù giá tăng thì người dân vẫn không thể không mua.
Để hỗ trợ người dân trong cơn “bão giá”, đặc biệt trong giai đoạn đang chật vật phục hồi sau đại dịch Covid-19, ngày 12/6 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38, chính thức điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng kể từ ngày 01/7/2022. Mức lương tối thiểu này tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Tăng lương cho người lao động là điều đáng mừng nhưng vẫn ghi nhận những phản ứng nhiều chiều trong dư luận xã hội. Người mừng vui, người thấp thỏm...
Giá cả liên tục leo thang thời gian qua khiến đã khiến người tiêu dùng và các tiểu thương bị ảnh hưởng. Việc tăng mức lương tối thiểu vùng được kỳ vọng sẽ giảm bớt khó khăn cho người lao động. Tuy nhiên, cần có thêm những chính sách khác để điều hành giá cả thị trường, không chỉ hỗ trợ người lao động mà còn hướng đến mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 4% năm 2022 mà Chính phủ đã đề ra.
Anh Vũ – Chí Phương
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.