Như vậy, người phải gánh chịu cuối cùng từ việc tăng thuế này lại chính là những khách hàng và tài xế xe công nghệ.
Kể từ ngày 5/12, với dịch vụ Grab bike, giá cước trên mỗi km sau 2km đầu tiên đã tăng từ 3.400 đồng lên đến 4.000 đồng mỗi km. Còn nếu tính theo thời gian sẽ tăng từ 300 đồng lên 350 đồng một phút.
Cùng với đó là các dịch vụ khách của Grab đều có điều chỉnh tăng giá. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ phải gánh thêm chi phí. Không chỉ người tiêu dùng phải chịu thiệt, những tài xế xe công nghệ cũng điêu đứng vì mức chiết khấu trên mỗi chuyến xe đã tăng từ 20 lên 27,3% đối với xe 2 bánh và từ 28% lên 32,3% đối với xe 4 bánh.
Theo các tài xế xe công nghệ, việc tăng giá cước cần phải minh bạch hơn, mức điều chỉnh cũng cần phải tính toán lại cho phù hợp, đặc biệt là ở thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với những hoạt động như hiện nay, Grab hay các hãng xe công nghệ khác đều thể hiện họ là những đơn vị kinh doanh vận tải chứ không phải là đơn vị cung cấp phần mềm công nghệ. Chính vì vậy, việc quy định như ở Nghị định 126 là đúng với bản chất phát sinh kinh tế. Điều này cũng đặt ra bài toán đối với các hãng xe công nghệ trong việc tính toán chiến lược về giá, để có thể giữ chân cả tài xế, khách hàng.
Duy Hưng - Chí Phương
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.