Vấn đề là làm thế nào để giải quyết các thách thức này và tận dụng tối đa cơ hội từ dân số già mang lại.
Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng nhưng cũng đồng thời chuyển sang giai đoạn già hóa dân số rất nhanh. Năm 2011 được xem là thời điểm Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa với số người trên 60 tuổi chiếm 10% dân số, đến năm 2018 đã tăng lên gần 12%. Với tốc độ này, vào năm 2038, Việt Nam sẽ sớm trở thành nước có dân số già với tỷ lệ người 60 trở lên chiếm trên 20% dân số. Còn đến năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm hơn 25% dân số, tức là cứ 4 người dân sẽ có 1 người cao tuổi.
Tốc độ già hóa dân số nhanh rõ ràng sẽ phát sinh nhiều vấn đề. Trong đó, nổi cộm nhất là vấn đề chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội… trong khi thời gian để Việt Nam chuẩn bị thích ứng với dân số già ngắn hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mức tích lũy của quốc gia không đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội.
Những vấn đề này đòi hỏi Việt Nam vừa cần giải quyết những vấn đề liên quan đến người cao tuổi, đồng thời cần xây dựng những chiến lược phù hợp cho người cao tuổi để đối phó với việc dân số già hóa nhanh hơn dự báo.
Rõ ràng, việc già hóa dân số đã và đang diễn ra tại Việt Nam là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, làm thế nào để thích ứng với dân số già cả về nhận thức và hành động thực sự cần những chính sách tiếp cận toàn diện, đồng bộ ngay từ bây giờ để biến thách thức thành cơ hội trong tương lai.
Thực hiện: Anh Vũ, Chí Phương
Mời quý vị xem các tin trong nước đã phát sóng tại đây./.