Video Tin trong nước

Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: "Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa"

Hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa" diễn ra sáng 01/11, tại Hà Nội quy tụ nhiều chuyên gia giáo dục và công nghệ hàng đầu Việt Nam
16:12 - 02/11/2024

GIẢI MÃ NGHỊCH LÝ NGÀNH CÔNG NGHỆ: “ĐẠI BÀNG GÕ CỬA” NHƯNG “NHÂN LỰC KHÉP CỬA”

Thống kê từ TopDev cho thấy đến 65% sinh viên CNTT khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Sinh viên IT thời gian học 4 năm thì 3 năm học đại cương, cơ sở và thực tập, còn lại 1 năm là học ở thực tế. Do vậy, kỳ vọng sinh viên có thể thành thạo các công nghệ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy là điều không thể xảy ra.

Hội thảo cũng tập trung vào mô hình đào tạo CNTT ở các nước tiên tiến, trong đó chương trình học được phân bổ hợp lý giữa các cấp học, nhằm giúp học sinh có nền tảng CNTT trước khi bước vào đại học. Ví dụ, trong chương trình giáo dục THPT tại Mỹ và Anh, môn tin học được bắt buộc với các mạch kiến thức về ứng dụng công nghệ, khoa học máy tính, giúp học sinh làm quen với các công nghệ lập trình cơ bản và xác định hướng đi nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT từ sớm.

Mức thu nhập cho một lập trình viên vừa tốt nghiệp có thể lên tới 40 – 50 triệu đồng, cho thấy sự hấp dẫn của ngành CNTT với thị trường lao động. Tuy nhiên, để đạt được những vị trí công việc tốt, sinh viên cần không ngừng cập nhật xu thế công nghệ, hiểu biết về những yêu cầu từ các tập đoàn lớn và tích cực tham gia vào các sân chơi công nghệ. Điều này giúp sinh viên không chỉ làm quen với môi trường CNTT quốc tế mà còn trang bị thêm kỹ năng trong thực tiễn./.

Thực hiện: Mai Lan - Hoàng Thuyên