Sau khi vỉa hè được rào chắn bởi barie thì những quán trà đá như thế này dường như cảm thấy yên tâm hơn khi nằm trong “khuôn viên” được bảo vệ. Cũng tại những điểm này, ô tô cũng được đỗ an toàn trong “khuôn viên” do barie tạo ra….
Mục đích của Barie vỉa hè là ngăn xe máy đi lên phá nát kết cấu vỉa hè nhưng nghịch lý thì lại cho ô tô đỗ??? Theo các chuyên gia, nếu tính toán tải trọng của xe máy thì không thấm vào đâu so với ô tô, khi ô tô nặng gấp 10 lần, chiếm dụng không gian gấp 5 lần xe máy. Còn về nguyên tắc trong thiết kế đô thị, không gian tối thiểu của thành phố Hà Nội quy định là 1,5m dành cho cho người đi bộ sau khi lập bãi giữ xe. Tuy nhiên, để người đi bộ có cảm giác thoải mái, thư thái và an toàn, thì mức tối thiểu này là chưa đủ.
Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy phân tích: Hà Nội từng thí điểm rào chắn ngăn xe máy leo vỉa hè từ 2017. Đây là chủ trương đúng, song Hà Nội làm “chưa đến nơi đến chốn, chỉ mang tính hình thức”. Một số tuyến phố, hàng rào chắn mang lại hiệu quả, như Tôn Đức Thắng, Tố Hữu, nhưng một số lại sử dụng sai mục đích.
Việc để barie vỉa hè bị chiếm dụng, trở thành nơi đỗ ô tô, bán hàng… gây khó khăn cho người đi bộ, trách nhiệm chính thuộc về chính quyền cơ sở khi buông lỏng quản lý. Việc rào chắn là cần thiết với nhiều tuyến hè phố, nhưng thực hiện phải chỉn chu, có trách nhiệm quản lý, bảo vệ…, thì mới đảm bảo mỹ quan, trật tự đô thị.
Thu Hương – Trọng Khánh – Chí Phương
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.