Phố Đại Linh, phường Trung Văn, thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Xung quanh từ số nhà 119 đến 123 có đến 3 hộ gia đình hành nghề thu gom, tái chế, sản xuất các sản phẩm từ nhựa. Chất thải nhựa được thu gom, tập kết, chất đầy trong những căn nhà lụp xụp tối như hũ nút. Từ túi nilon sử dụng một lần cho đến các loại phế thải nhựa. Tất cả được chất đống trong nhà,vứt bừa bãi trên khu đất ngay sát cạnh đó mà không hề có biện pháp bảo vệ. Ở khu nhà xưởng ọp ẹp cạnh đó, người ta tái chế nhựa ngay tại chỗ. Mùi nhựa đốt nóng bốc lên khét lẹt. Ảnh hưởng đời sống của người dân ở đây.
Theo lời của ông Đặng Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Văn, làng thu gom, tái chế rác thải nhựa Trung Văn không thuộc diện thuộc diện làng nghề truyền thống được chính quyền công nhận mà chỉ gọi là làng có nghề. Tức là các cơ sở chuyên thu gom, tái chế, sản xuất các mặt hàng từ nhựa theo kiểu hộ gia đình, hoạt động theo kiểu tự phát rất khó quản lý.
Ngoài ra, ông Hùng cũng cho biết, chính quyền địa phương chủ yếu vận động tuyên truyền, còn việc bắt buộc các hộ sản xuất tuân thủ quy định về môi trường phụ thuộc vào nhiều bên.
Không biết biện pháp của chính quyền phường Trung Văn ở đây là gì, cũng không biết đến bao giờ quận Nam Từ Liêm mới có giải pháp cương quyết đối với những trường hợp vi phạm? Chỉ biết rằng, tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh môi trường hàng ngày, hàng giờ diễn ra tại đây rất nghiêm trọng
Chất độc hại trong nước thải xả thẳng ra môi trường biến dòng nước trong xanh ngày nào trở thành con sông… chết. Sự tắc trách của chính quyền địa phương, sự thờ ơ của một bộ phận những người có trách nhiệm biến mối nguy cơ môi trường bị ô nhiễm trở thành mối hiểm họa. Từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Mời quý vị xem các bản tin Nhịp sống thường ngày đã phát sóng của Vietnam Journey tại đây./.