Số lượng thư viện và tủ sách cộng đồng rải rác trên cả nước có thể lên tới con số hàng triệu, chưa tính đến các tủ sách gia đình.
Hàng nghìn hội thảo về sách và văn hóa đọc được tổ chức mỗi năm
Nhưng thực tế, theo số liệu thống kê mới nhất, mỗi người Việt chỉ đọc chưa đầy 1 cuốn sách 1 năm...
Những giá trị mà sách mang lại là vô giá, tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhịp sống hiện đại dường như đang tác động mạnh đến thói quen đọc sách của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Rõ ràng, để hình thành thói quen đọc sách cho thế hệ trẻ, vai trò của gia đình trong việc tạo một môi trường coi trọng sách, đọc sách như một nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, nước uống hàng ngày rất quan trọng, bên cạnh đó là sự giáo dục về văn hóa đọc ngay trong trường học.
Là người rất quan tâm đến văn hóa đọc, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã góp mặt trong nhiều tọa đàm, hội thảo văn học để góp phần lan tỏa văn hóa đọc, đặc biệt là với thế hệ thanh thiếu niên. Ông đặc biệt đề cao vai trò của nhà trường trong việc hình thành và khuyến khích thói quen đọc sách của học sinh.
Thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, được ví như những trang giấy trắng, việc cha mẹ hay thày cô “viết” gì lên đó sẽ quyết định đến việc đó sau này có phải là một cuốn sách đáng đọc hay không. Nếu gia đình và nhà trường thực sự tạo dựng được một môi trường yêu sách, coi trọng sách, các bạn trẻ sẽ có cơ hội tiếp cận với kho tàng sách quý của trong nước và thế giới, qua đó hình thành và khơi dậy văn hóa đọc trong tương lai./.
Thực hiện: Anh Vũ, Quốc Hùng
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.