Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí cao với việc ban hành Luật thỏa thuận quốc tế nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế, nhất là sau khi ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật điều ước quốc tế năm 2016 và đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn nhu cầu ký kết thỏa thuận quốc tế, thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cho rằng cần phải sửa lại một số điểm cho phù hợp đặc biệt là vấn đề về ngôn ngữ.
Về nhân lực thực hiện, theo đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho rằng, với nội dung thỏa thuận quốc tế như dự thảo luật đòi hỏi nhân lực thực hiện phải am hiểu pháp luật và chuyên môn sâu, tuy nhiên hiện nay cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, nhất là UBND cấp xã thuộc khu vực biên giới còn nhiều hạn chế về pháp luật nói chung và pháp luật quốc tế nói riêng.
Về điều kiện áp dụng thủ tục trình tự rút gọn ký kết thỏa thuận quốc tế tại điều 35, tại Điểm B khoản 1 quy định cần phải xử lý gấp do yêu cầu chính trị, đối ngoại, cứu trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa dịch bệnh, theo đại biểu Đỗ Văn Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải phòng cho rằng quy định như trên dễ dẫn đến việc băn khoăn hiểu như thế nào là “gấp”.
Vũ Khuyên - Chí Phương
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.