Tại hội thảo các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm cách làm hay trong công tác bảo tồn và phát triển các làng nghề trong nước và quốc tế. Đặc biệt là phát triển làng nghề gắn với du lịch, bảo vệ môi trường, cảnh quan. Kinh nghiệm xây dựng hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo phục vụ thiết kế, trưng bày các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời các đại biểu cũng thảo luận xác định xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của thị trường trong nước và quốc tế, qua đó, góp phần đổi mới phương thức bảo tồn làng nghề trên môi trường công nghệ số cũng như triển khai công tác xúc tiến thương mại từ trực tiếp sang hình thức trực tuyến.
Trong bối cảnh làng nghề Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức như khoa học kĩ thuật phát triển đã rạo ra nhiều mặt hàng đa dạng về mẫu mã chủng loại để thay thế các sản phẩm thủ công truyền thống, một số kỹ thuật truyền thống tinh sảo có nguy cơ bị mai một thất truyền… các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là người dân có thể kết nối với thế giới vượt ra khỏi khuôn mẫu vốn có từ trước đến nay, đồng thời mỗi nghệ nhân, người dân, doanh nghiệp cũng cần liên tục đặt ra những mục tiêu cao hơn, xa hơn để tiếp tục đưa sản phẩm làng nghề Việt Nam lên tầm thế giới./.
Thực hiện: Vân Anh – Lê Hải